Cục Hàng không có thêm lãnh đạo mới

Ông Hồ Minh Tấn - Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay (Cục Hàng không) vừa được Bộ GTVT bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hàng không từ ngày 1/4/2022.
Cục Hàng không có thêm lãnh đạo mới

Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn vừa thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trao quyết định về việc điều động và bổ nhiệm cán bộ đối với ông Hồ Minh Tấn - Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hàng không từ ngày 1/4/2022.

Ông Hồ Minh Tấn sinh ngày 24/3/1967, nhận bằng kỹ sư máy bay - động cơ ở Hungary từ năm 1985-1990; thạc sỹ chuyên ngành an toàn hàng không lĩnh vực tiêu chuẩn đủ điều kiện bay ở Cộng hòa Pháp năm 1999-2000. Ông Tấn cũng có bằng phi công máy bay A320/321, A330 và Embraer.).

Như vậy, hiện Cục Hàng không có 3 phó cục trưởng là các ông: Đinh Việt Sơn, Phạm Văn Hảo và Hồ Minh Tấn.

Hiện thị trường hàng không Việt Nam đang phục hồi mạnh sau giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19. Trước khi xảy ra dịch bệnh, thị trường hàng không Việt Nam luôn đạt mức tăng trường 2 con số trong hơn 10 năm liên tục, được đánh giá thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới và khu vực châu Á.

Hiện Việt Nam có 6 hãng hàng không thương mại, 1 hãng hàng không chung, và đang xúc tiến thủ tục cấp phép bay cho 2 hãng mới (gồm 1 hãng chuyên vận tải hàng hóa và một hãng khai thác chuyên cơ hạng sang).

Xem thêm

Cục Hàng không được tự quyết tăng chuyến bay Tết

Cục Hàng không được tự quyết tăng chuyến bay Tết

Sau khi có kiến nghị của Cục Hàng không và các hãng về việc tăng tần suất khai thác 1 số đường bay từ TPHCM đi các địa phương phía Bắc giai đoạn Tết Nguyên đán do nhu cầu khách tăng cao, Bộ GTVT vừa có văn bản giao Cục Hàng không chủ động quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.