Cuồng phong dịu bớt, nhưng đà giảm chưa chắc đã ngừng

Thị trường chứng khoán ngày 9/4 giảm mạnh do áp lực giải chấp, VN-Index mất gần 3,4% về 1.094 điểm, với khả năng tiếp tục điều chỉnh về vùng 1.020–1.080 điểm trong ngắn hạn...

Cuồng phong dịu bớt, nhưng đà giảm chưa chắc đã ngừng

Thị trường ngày 9/4 tiếp tục giai đoạn giảm giá mạnh trước áp lực giải chấp. VN-Index tiếp tục tạo khoảng trống giảm giá, giảm mạnh đầu phiên về vùng giá 1.070 điểm, phục hồi trong phiên và tiếp tục giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm -38,49 điểm (-3,40%) về mức 1.094 điểm. Trong khi đó, VN30 giảm hơn 6% trong phiên rồi phục hồi trở lại, kết phiên VN30 giảm -28,83 điểm (-2,41%) về mức 1.168 điểm. VN-Index đang quay trở lại vùng giá cuối năm 2023.

Độ rộng trên HOSE nghiêng về tiêu cực, bi quan với 272 mã giảm giá, 145 mã giảm hết biên độ. Phần nào có sự phân hóa hơn với 66 mã tăng giá và 33 cổ phiếu giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, với khối lượng giao dịch tăng 43,8% trên HOSE, khoảng 200% mức trung bình. Điều này thể hiện áp lực bán giải chấp gia tăng đột biến, tuy nhiên lực cầu cũng cải thiện khá tốt ở nhiều mã.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều mã, nhóm mã dư bán giá sàn, lực cầu ngắn hạn chưa gia tăng. Khối ngoại đã mua ròng trở lại trong phiên hôm nay với giá trị 247,9 tỷ đồng trên HOSE.

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2504 giảm -0,50 điểm (-0,04%), đóng cửa tại 1.178 điểm. Chênh lệch +9,32 điểm so với VN30. Các kỳ hạn xa hơn như VN30F2505, VN30F2506, VN30F2509 chênh lệch từ +1,72 điểm đến +6,32 điểm so với VN30.

Đáng chú ý, đây là phiên đầu tiên độ chênh lệch được chuyển sang trạng thái dương trong suốt thời gian qua, thể hiện các động thái cover vị thế Short trên thị trường trong bối cảnh tâm lý giảm điểm quá đà trong ngắn hạn.

Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch tăng +53,43% so với phiên trước và cao hơn mức trung bình 20 phiên, cho thấy xu hướng gia tăng các hoạt động giao dịch phái sinh trước bất ổn toàn cầu.

Xu hướng ngắn hạn của VN30F2504 trong phiên hôm nay kiểm định tốt vùng 1.100 điểm, và có khả năng tiếp tục cần kiểm định vùng này trong những phiên sắp tới. Khối lượng mở (OI) hôm nay là 57.786, cao hơn so với phiên gần nhất là 43.994, cho thấy xu hướng gia tăng các vị thế nắm giữ.

Trong ngắn hạn, VN-Index tiếp tục giảm giá nhanh, mạnh trước áp lực bảo vệ tài sản, áp lực giải chấp và hiện tượng bán chéo, nhất là đối với các nhóm mã liên quan đến xuất khẩu… dẫn đến những phiên giao dịch giảm điểm mạnh. VN-Index đã giảm mạnh từ vùng giá 1.340 điểm và đang chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá cuối năm 2023 cũng như cuối năm 2022, tương ứng vùng 1.000 điểm - 1.100 điểm.

anh-chup-man-hinh-2025-04-09-luc-181234.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

VN-Index có thể sẽ phục hồi trong vùng giá 1.020 điểm - 1.080 điểm

Chứng khoán SHS

Trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục chịu áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ. Rất nhiều mã, nhóm mã đã giảm mạnh kéo dài với mức giảm giá 40-60% từ vùng giá cao nhất.

Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán thuế đối ứng. Trong trường hợp tốt nhất, bên cạnh các biện pháp như giảm thuế, gia tăng mua hàng nhập khẩu của Mỹ, chúng ta có thể đàm phán để giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam của các công ty Mỹ như Apple, Intel, Adidas, Nike… Qua đó giảm tỷ lệ 90% chênh lệch thương mại theo cách tính hiện nay của Mỹ xuống còn 50% và chịu mức thuế đối ứng 25%.

Chúng tôi kỳ vọng thị trường, VN-Index có thể sẽ phục hồi trong vùng giá 1.020 điểm - 1.080 điểm sau khi chịu áp lực bán giải chấp (force sell) đột biến trong vài phiên tới, nhất là với các nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng nhiều mã đang trở nên rẻ tương đối so với các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý, cần ưu tiên quản trị rủi ro trong bối cảnh mới hiện nay. Cần xem xét chọn lọc những cơ hội đầu tư giá trị tốt khi thị trường đang giảm giá mạnh, giữ tỷ trọng dưới mức trung bình. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành.

Phái sinh sẽ tiếp tục giảm điểm

Chứng khoán MBS

Basis tiếp tục chiết khấu rộng hơn ở mức -19,01 điểm cho thấy nhà đầu tư vẫn cho rằng phái sinh sẽ tiếp tục giảm điểm trong phiên ngày mai, khi thông tin về mức thuế từ nước Mỹ vẫn ảnh hưởng mạnh tới tâm lý nhà đầu tư.

Các vùng hỗ trợ hiện tại rất khó xác định khi có thể bị xuyên qua một cách dễ dàng. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư với chiến thuật LONG nên hạn chế sử dụng, chỉ nên trading với nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận ở mức thấp ở các mốc hỗ trợ mạnh.

Chiến lược giao dịch ngắn hạn, SHORT tại các nhịp tăng của phái sinh với kỳ vọng phái sinh về vùng 1.100 điểm.

Rủi ro vẫn còn tiềm ẩn

Chứng khoán VDSC

Quý nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trước những biến động khó lường của thị trường. Nhà đầu tư vẫn nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý do yếu tố rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vùng giá có mức chiết khấu tốt của một số cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt để mua thăm dò trong trường hợp tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý.

Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường

Chứng khoán BIDV

Trong thời gian tới, diễn biến cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới VN-Index, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng.

VN-Index có thể về vùng 1.020 – 1.050 điểm

Chứng khoán Agribank

Dự báo diễn biến phiên tới, VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh theo quán tính giảm trong các phiên trước. Kỳ vọng lực cầu hỗ trợ sẽ tham gia tại vùng 1.020 – 1.050 điểm là vùng tích lũy từ đầu năm 2023.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thương gia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...