Cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà và ‘di sản lớn’ AVG

Trong thời gian không quá dài làm lãnh đạo Mobifone, ông Lê Nam Trà đã kịp để lại “di sản lớn” cho Mobifone mang tên AVG. “Di sản lớn” ấy trị giá tới 8.889 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng tài sản của Mobi
Cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà và ‘di sản lớn’ AVG

Chiều 7/6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quyết định điều chuyển Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone Lê Nam Trà về công tác tại Văn phòng Bộ kể từ ngày 6/6.

Ông Lê Nam Trà bắt đầu lãnh đạo Mobifone trên cương vị Tổng Giám đốc từ tháng 8/2014. Đến tháng 4/2015, ông Trà được giao kiêm chức vụ Chủ tịch Mobifone thay ông Mai Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 31/12/2014.

Trong thời gian không quá dài làm lãnh đạo Mobifone, ông Lê Nam Trà đã kịp để lại “di sản lớn” cho Mobifone mang tên: Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG). Nói “di sản lớn” là bởi mức giá Mobifone thâu tóm 95% cổ phần AVG rất lớn, lên tới 8.889 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng tài sản và hơn 1/2 vốn chủ sở hữu của Mobifone tại thời điểm kết thúc năm 2016.

Thương vụ Mobifone thâu tóm AVG từng được coi là thương vụ bí ẩn bởi kể từ khi hoàn tất giao dịch hồi đầu năm 2016, giá trị thương vụ này hoàn toàn không được công bố dù vấp phải rất nhiều yêu cầu minh bạch, công khai từ phía dư luận. Phải đến tháng 11/2016, khi Mobifone công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016, mức giá 8.889 tỷ đồng mới được hé lộ.

Thực tế đến nay, thương vụ Mobifone – AVG này vẫn đang trong vòng bí mật. Ngày 6/9/2016, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện thương vụ Mobifone – AVG trong vòng 50 ngày kể từ ngày công bố quyết định, nghĩa là đến hết tháng 10/2016, Thanh tra Chính phủ đã kết thúc thanh tra thương vụ này. Tuy nhiên, đến nay, kết luận thanh tra vẫn chưa được công bố chính thức.

Tại cuộc họp báo quý I/2017, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết đã kết thúc thanh tra trực tiếp thương vụ Mobifone - AVG từ lâu nhưng vẫn chưa ban hành kết luận thanh tra là vì có những nội dung cần làm việc lại nhiều lần nhằm bảo tính khách quan chính xác.

Vấn đề dư luận quan tâm nhất đến trong thương vụ Mobifone – AVG là mức định giá 8.889 tỷ đồng cho 95% cổ phần AVG liệu có hợp lý hay không? Cơ sở nào để đưa ra mức định giá này? Mức định giá trên có bao gồm giá trị thương hiệu AVG không? Vì sao Mobifone sau khi thâu tóm AVG lại xóa đi thương hiệu AVG?

Nhiều chuyên gia đánh giá, trước khi về tay Mobifone, AVG chưa có lợi thế rõ rệt trong ngành truyền hình trả tiền khi số lượng thuê bao ở mức thấp, kết quả kinh doanh kém khả quan, đồng thời cũng tương đối yếu về khả năng sản xuất nội dung.

Báo cáo mới đây của Mobifone cho biết, năm 2016, AVG đem về lợi nhuận 54 tỷ đồng, tỷ lệ sinh lời trên vốn điều lệ ở mức rất thấp 1,49%.

Chưa bàn đến việc mức lợi nhuận này có như dự báo trong các báo cáo định giá AVG hay không, chỉ biết để thâu tóm AVG, Mobifone đã phải rút hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân hàng để chi trả cho thương vụ này. Động thái này khiến lãi tiền gửi ngân hàng năm 2016 của Mobifone giảm rất mạnh, từ 511 tỷ đồng của năm 2015 xuống chỉ còn 182 tỷ đồng.

So sánh đơn giản có thể thấy, riêng trong năm 2016, Mobifone đã bị hụt đi số lợi nhuận lên đến vài trăm tỷ đồng khi chi tiền thâu tóm AVG thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

Với những năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của AVG sẽ dần ngã ngũ, hiệu quả của thương vụ Mobifone thâu tóm AVG cũng sẽ dần sáng tỏ, trách nhiệm pháp lý trong thương vụ này cũng sẽ dần rõ ràng. Tuy nhiên, câu trả lời có thể đến sớm hơn khi cơ quan thanh tra chính thức công bố quyết định thanh tra.

Rời khỏi Mobifone, tuy nhiên, trách nhiệm của cựu Chủ tịch Lê Nam Trà đối với “di sản lớn” AVG hẳn vẫn sẽ ở lại.

Theo Kình Dương/VNF

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...