Đa số doanh nghiệp bất động sản và xây dựng đánh giá suy thoái kinh tế là khó khăn lớn nhất

Theo thống kê của Vietnam Report, có tới 84,6% doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng đánh giá suy thoái kinh tế là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang gặp phải…
bất động sản, xây dựng
Những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng đang gặp phải

Nhiều nhận định cho rằng, bức tranh kinh tế ngành bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Bài ca tăng giá

Có thể thấy rằng, tác động của kinh tế thế giới đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Khi có đến 84,6% doanh nghiệp cho rằng tác động của suy thoái kinh tế đã và đang sẽ tiếp tục là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp.

Gần đây, thông tin hai ngân hàng Mỹ “sụp đổ” đã gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng thế giới, khiến người dân có tâm lý hoang mang. Do Việt Nam không có mối quan hệ kinh doanh với 2 ngân hàng này nên không có tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vậy nên bất kỳ động thái nào của quốc gia này cũng tạo ra ảnh hưởng đến tâm lý chung của doanh nghiệp.

Khó khăn thứ hai đối với doanh nghiệp là biến động giá nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng. Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vật liệu xây dựng trong nước liên tục tăng lên, giá thép có tới 5 lần tăng liên tiếp, giá xăng, dầu, cát… cũng không ngừng tăng lên và giá xi măng cũng “rục rịch” tăng.

Một số chuyên gia cho rằng dự kiến có nhiều công trình xây dựng khởi công trong năm nay dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sắt thép, xi măng tăng mạnh. Cùng với xi măng, một số nguyên vật liệu xây dựng khác như nhựa đường, đất, cát, đá sẽ có biến động theo chiều hướng tăng trong năm 2023 do nguồn cung khan hiếm.

Bên cạnh đó, đối với bất kỳ một loại thị trường thương mại nào, trong đó có thị trường bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, nguồn vốn luôn đóng vai trò thiết yếu. Các doanh nghiệp bất động sản, ngoài 20% khoản tiền mặt phải có săn để giải phóng mặt bằng, để tiếp tục triển khai dự án, số tiền còn lại là đa phần đi vay.

Trong hệ thống vay, ngoài số tiền của khách hàng, tiền của các nhà cung cấp, thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản là hai kênh dẫn vốn quan trọng.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 51,1% doanh nghiệp cho rằng, vay từ các ngân hàng thương mại là giải pháp chính để đối phó với tình trạng thiếu hụt dòng tiền trong năm 2022 và với năm 2023 là 55,2%.

Năm 2023 số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn rơi vào khoảng hơn 119 tỷ đồng. Tính riêng trong tháng 1/2023, có gần 17,5 nghìn tỷ đồng tổng giá trị trái phiếu đến hạn, trong đó có 60% tập trung ở nhóm bất động sản với 10,5 nghìn tỷ đồng và 34% ở nhóm xây dựng với 5,9 nghìn tỷ đồng.

Thêm vào đó, cú sốc lớn của thị trường trái phiếu trong thời gian qua nên kênh huy động vốn lớn trong 3 năm qua của doanh nghiệp là trái phiếu đã sụt giảm mạnh.

Vietnam Report chỉ ra, chỉ có 1,1% doanh nghiệp cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng trái phiếu là giải pháp huy động vốn trong thời gian tới, trong khi con số đó là 24,4% vào năm 2022.

Đáng chú ý là giảm chi phí hoạt động là giải pháp huy động vốn tăng lên mạnh nhất trong năm 2023, với 41,4% doanh nghiệp sẽ sử dụng giải pháp này.

Thị trường có cơ hội hồi phục

Hiện nay cả ba thị trường bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, do tác động chung của suy thoái kinh tế. Song trong năm 2023 các thị trường này vẫn có nhiều triển vọng tăng trưởng.

Theo một số tổ chức dự báo, đà phục hồi của thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào việc điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, Luật Đất đai sử đôi cũng như việc giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm khai thông nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường.

Theo T.S Nguyễn Trí Hiếu, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trải qua nửa đầu năm 2023 đầy khó khăn, tuy nhiên đến nửa cuối năm sau khi các chính sách pháp lý được triển khai, nguồn vốn được nới lỏng có thể thị trường bất động sản sẽ có những tín hiệu tích cực hơn.

bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng
Những giải pháp mà doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng lựa chọn để khắc phục khó khăn

Trong báo cáo thường niên Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2023 của Việt Nam Report cho biết, bất động sản công nghiệp và bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng là nhân tố thúc đẩy thị trường bất động sản. Có tới 55,2% doanh nghiệp cho rằng môi trường đầu tư kinh doanh của bất động sản công nghiệp sẽ tốt hơn và với bất động sản nghỉ dưỡng là 37,9%.

Thời gian qua, nhằm đón nguồn vốn đầu tư FDI, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Dự báo nhu cầu đất công nghiệp tiếp tục sôi động trong năm nay trước bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũng dần lấp đầy sẽ tiếp tục khiến giá thuê đi lên, đồng thời thúc đẩy các quý đất công nghiệp mới.

Việc mở cửa của du lịch Trung Quốc là tin mừng của toàn ngành bất động sản nghỉ dưỡng. Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đạt mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, trong đó lượt khách đến từ Trung Quốc kỳ vọng đạt 2-3 triệu lượt, điều này sẽ là trợ lực cho mảng thuê bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc.

Đối với thị trường xây dựng, mặc dù năm 2023 là một năm đầy rẫy khó khăn, tuy nhiên cũng có những cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng. Đầu tư công được xem là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

Theo ước tính của VNDirect, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ. Đơn vị này đánh giá cao triển vọng phát triển hạ tầng trong năm nay khi các vấn đề thiếu hụt nguồn cung đá, cát và giá vật liệu xây dựng cao hầu như đã được giải quyết.

Thêm vào đó, 12 gói thầu đầu tiên tại cao tốc Bắc – Nam giai đoạn II đã chính thức được khởi công. Có thể kỳ vọng vào tương lai tươi sáng hơn đối với nhóm xây dựng hạ tầng trong năm 2023 khi Chính phủ đẩy mạnh các dự án đầu tư công trọng điểm để kéo cả nền kinh tế tăng trưởng.

“Dự đoán trong nửa cuối năm 2023, giá thép có thể có xu hướng ổn định do nguồn cung đã được đáp ứng để phục vụ nhu cầu sử dụng, các nhà máy thép cũng sẽ tăng năng lực sản xuất”, báo cáo Vietnam Report dự báo.

Việc giá vật liệu đi xuống kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến biên lợi nhuận các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 58,6% doanh nghiệp cho rằng môi trường đầu tư, kinh doanh xây dựng hạ tầng sẽ tốt hơn trong năm 2023. 

Còn ngành vật liệu xây dựng, nhiều chuyên gia vẫn tin rằng, ngành vật liệu xây dựng sẽ có những triển vọng tốt hơn trong năm 2023. Một số chỉ báo sớm cho sự cải thiện của ngành vào cuối năm 2023 là giải ngân đầu tư công được thay đổi mạnh mẽ và việc Trung Quốc mở cửa trở lại và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép và xi măng toàn cầu phục hồi.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Trung quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2028, chiến 54% tổng sản lượng xuất khẩu của năm 2021. Vậy nên khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn trở lại sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc.

Đối với ngành thép, giá than và quặng sắt được dự báo sẽ ổn định trở lại khi các mỏ khai thác mở cửa hoạt động bình thường sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành thép, ngoài ra việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ kích cầu thép toàn cầu”, báo cáo nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…