FLC Faros tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường 2022

Ngày 2/11, Đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) đã bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Song lãnh đạo công ty vẫn bỏ ngỏ thời điểm cổ phiếu ROS có thể giao dịch trở lại...
FLC Faros tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường 2022

Sau lần 1 triệu tập bất thành, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của FLC Faros lần thứ 2 đã diễn ra thành công và tiến hành bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng và ông Nguyễn Công Lãi là thành viên HĐQT thay thế các thành viên đã từ nhiệm.

Ngay sau đó, HĐQT FLC Faros cũng đã họp và thống nhất bầu ông Lê Tiến Dũng là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ông Lê Tiến Dũng là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Điện – tự động, Giám định và quản lý chất lượng công trình. Ông Dũng cũng từng nắm giữ nhiều vị trí cấp cao trong bộ máy điều hành cũng như quản trị của doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng. Kinh nghiệm đa dạng của ông Lê Tiến Dũng được HĐQT FLC Faros đánh giá là phù hợp cho chiến lược vận hành của công ty trong giai đoạn mới.

Như vậy, HĐQT của FLC Faros sẽ bao gồm Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Dũng cùng 2 thành viên là bà Nguyễn Bình Phương, ông Nguyễn Công Lãi.

Đại hội cũng đã bầu 3 thành viên Ban kiểm soát bao gồm bà Đặng Thị Nhài – Trưởng Ban Kiểm soát, bà Nguyễn Phương Linh và ông Nguyễn Việt Hưng – thành viên Ban Kiểm soát.

Với việc tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS, FLC Faros đã có đủ cơ sở để bắt đầu triển khai các lộ trình pháp lý như đã công bố trước đó, bao gồm việc thay đổi Người đại diện theo pháp luật cũng như lựa chọn đơn vị kiểm toán để công bố các báo cáo tài chính theo quy định.

Đồng thời, việc kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao cũng sẽ tạo nền tảng cho quá trình tái cấu trúc toàn diện cũng như đảm bảo vận hành ổn định cho FLC Faros trong thời gian tới. Lãnh đạo công ty cho biết sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục đẩy mạnh thi công xây dựng tại nhiều dự án đang trong quá trình triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ dự án theo đúng các kế hoạch đã đề ra.

Trước đó, do Chủ tịch HĐQT Hương Trần Kiều Dung bị bắt tạm giam hôm 8/4, FLC Faros không có người đại diện theo pháp luật, chưa công bố được báo cáo tài chính 3 quý đầu năm 2022, chưa tìm được đơn vị kiểm toán báo tài chính năm 2021.

Do FLC Faros không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin nên hơn 567 triệu cổ phiếu ROS đã bị đình chỉ giao dịch, sau đó hủy niêm yết trên sàn HoSE kể từ ngày 5/9 đến nay, khiến các nhà đầu tư không thể giao dịch.

Giải đáp thắc của cổ đông, ông Trần Thế Anh, Phó Tổng Giám đốc thường trực FLC Faros, sau khi Đại hội bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng quản trị và bầu ra Chủ tịch, công ty sẽ làm thủ tục với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội để đăng ký người đại diện theo pháp luật. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật này chỉ cần 3-4 ngày là hoàn thành. Tuy nhiên, FLC Faros đang liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn FLC và một số doanh nghiệp khác nên thủ tục thực tế có thể mất khoảng 10-15 ngày.

Lãnh đạo FLC Faros cho biết công ty đang sản xuất kinh doanh “tương đối bình thường”, cũng gặp phải một số khó khăn chứ không thể bình thường 100%.

Về việc khi nào cổ phiếu ROS được giao dịch trở lại ở HOSE, lãnh đạo công ty cho hay việc này phụ thuộc vào nhiều điều kiện nên chưa thể nói trước thời điểm cụ thể.

Ông Trần Thế Anh cho biết kể cả khi ROS không niêm yết ở HOSE, quyền sở hữu của cổ đông vẫn luôn được đảm bảo. Các nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu ROS thông qua thị trường phi tập trung OTC.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...