Đầu tư vào marketing, Oppo đang hái quả ngọt khi đe dọa cả Samsung
Công nghệ đã khiến nhiều ngành thay đổi chóng vánh. Và đương nhiên, bản thân ngành công nghệ cũng đổi thay nhanh hơn bao giờ hết. Ngành di động cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ trong vòng 3 nă
TGO
Công nghệ đã khiến nhiều ngành thay đổi chóng vánh. Và đương nhiên, bản thân ngành công nghệ cũng đổi thay nhanh hơn bao giờ hết. Ngành di động cũng không nằm ngoài quy luật đó.Chỉ trong vòng 3 năm, thứ hạng các thương hiệu trên thị trường di động Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng.Theo thống kê từ GfK, ngôi vương thị phần di động tại Việt Nam vẫn thuộc về Samsung. Thương hiệu đến từ Hàn Quốc ngày càng tỏ ra vượt trội các đối thủ khi tiếp tục mở rộng thị phần, tăng từ hơn 30% năm 2014 lên xấp xỉ 35% trong 5 tháng đầu năm 2016.Tuy nhiên, vị trí số 2 là mới là tâm điểm của cuộc cạnh tranh, khi chứng kiến "tân binh" OPPO vượt mặt Microsoft (thương hiệu smartphone Lumia, trước đây là Nokia). Mấu chốt nằm ở chỗ, kết quả đã sớm ngã ngũ chỉ sau 3 năm Oppo vào Việt Nam và Nokia về tay Microsoft.
Thị phần di động bao gồm cả điện thoại cơ bản và smartphone. Nguồn: GFK.
Khoảng dăm bảy năm trước, Nokia luôn là cái tên làm mưa làm gió trên thị trường di động tại Việt Nam. Dẫn đầu thị phần trong nhiều năm, người Việt luôn biết đến Nokia với cảm quan thương hiệu có độ bền cao & giá tốt.Tuy nhiên, sau khi bị Samsung vượt qua vào đầu năm 2012, đặc biệt là sau khi bán mảng di động cho Microsoft năm 2013, thương hiệu điện thoại Nokia dần lu mờ và biến mất.Thị phần di động của Microsoft nhanh chóng lao dốc sau khi thâu tóm Nokia, từ hơn 26% năm 2014, xuống 15,5% năm 2015.Năm 2013, khi Nokia bán mảng di động cho Microsoft thì Oppo cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Bằng chiến lược gia nhập thị trường tốt, thương hiệu Trung Quốc này đã có bước tăng trưởng rất nhanh chóng.Trong vòng 3 năm, từ 2014 đến 2016, thị phần của Oppo từ vỏn vẹn 7% đã tăng lên 15,1% (2015) và đạt 21,8% thị phần sau 5 tháng 2016.Một điểm đáng quan tâm, đó là thị trường di động Việt Nam trong 3 năm qua vẫn tăng trưởng đều đặn. Năm 2015, thị trường tăng trưởng hơn 30%, từ 9,8 triệu máy lên gần 13 triệu máy. Từ đó, có thể thấy Oppo đã phát triển mạnh như thế nào. Con số 15,1% thị phần năm 2015, tương đương với gần 2 triệu điện thoại Oppo đã được bán ra tại Việt Nam.
Oppo "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", kết hợp với 1 chiến lược marketing rất khôn ngoan.
Có lẽ Microsoft/Nokia là nạn nhân lớn nhất của Oppo tại Việt Nam. Đây là hệ quả của vụ thâu tóm không đi đến đâu giữa Microsoft và Nokia. Kết quả là cả mảng smartphone và feature phone của doanh nghiệp này đều thất bại và dần biến mất khỏi thị trường. 5 tháng đầu năm 2016, thị phần di động tại Việt Nam của Microsoft chỉ còn chưa đầy 5%.
Oppo đã làm gì trong 3 năm tại Việt Nam?
Là thương hiệu điện thoại Trung Quốc, nhưng Oppo rất biết cách tấn công thị trường smartphone Việt thông qua việc liên kết với những ngôi sao trẻ "hot" nhất trên thị trường.Từ năm 2014, người xem truyền hình Việt bắt đầu nhìn thấy Oppo ở khắp mọi nơi, đặc biệt là kênh truyền hình giải trí quốc gia - VTV3.Oppo trở nên quen thuộc với khán giả với tư cách nhà tài trợ cho các chương trình thực tế/gameshow truyền hình giải trí trên VTV3, như Bố ơi mình đi đâu thế, The remix - Hòa âm ánh sáng (mùa đầu tiên có mặt Sơn Tùng MTP và Tóc Tiên - 2 gương mặt đại diện của Oppo), Táo quân 2015... Tất cả các chương trình này đều rating cao vút.Năm 2014, bộ phim "Chàng trai năm ấy" (vai chính là ca sĩ Sơn Tùng MTP) do Oppo tài trợ đã "cháy vé" nhiều ngày sau khi ra rạp.
Poster phim "Chàng trai năm ấy".
Ngoài Sơn Tùng, Oppo cũng kí hợp đồng được với một loạt sao "hot" được giới trẻ thần tượng như Tóc Tiên, Chipu, Hồ Ngọc Hà, Lý Quý Khánh...Bên cạnh quảng bá là hoạt động phân phối, mạng lưới phân phối của Oppo được đầu tư phát triển khá mạnh với việc hiện diện ở hầu hết các điểm bán lẻ di động, siêu thị.Xuất hiện với tần suất dày đặc, hãng điện thoại này đã tạo một làn sóng mới mà bất kì marketer nào cũng mong muốn tạo được cho thương hiệu của mình.Quảng cáo hay việc tài trợ nhiều cho các chương trình trên truyền hình không giúp tăng doanh số trực tiếp. Nhưng sự xuất hiện thường xuyên của một thương hiệu mới như Oppo giúp thương hiệu được nhắc đi nhắc lại trong tâm trí người tiêu dùng.Và khi đối thủ thất thế (ở đây, rất tiếc cho Microsoft), Oppo đã chiếm lĩnh thị trường, một cách chóng vánh. Thậm chí, ngay cả ông lớn như Samsung có lẽ cũng nên dè chừng "tân binh" vừa lắm tiền vừa khôn ngoan này đi là vừa.
Không ngoa khi nói rằng, thưởng thức ẩm thực cao cấp cũng là thực hiện một hành trình cảm quan và trí tuệ. Nắm bắt được những câu chuyện phía sau, chúng ta sẽ trân trọng hơn những tầng hương vị phức tạp và mỹ cảm nghệ thuật trong từng món ăn, thưởng thức không chỉ cái ngon lành tức thời, mà còn cả kiến thức và nét tài hoa đã được truyền qua nhiều thế hệ...
Đằng sau cái mác “0 đồng” là một chiến lược kinh doanh tinh vi, lợi dụng lòng tin của du khách để ép mua những sản phẩm, dịch vụ với giá "cắt cổ" nhưng chất lượng không tương xứng…
Dù không thể "xóa sổ" hoàn toàn mô hình "tour du lịch 0 đồng" nhưng với những giải pháp quản lý minh bạch, siết chặt pháp lý và đặt quyền lợi du khách làm trung tâm, Việt Nam hoàn toàn có thể hạn chế tác hại và nâng tầm chất lượng điểm đến...
Ẩn mình trong từng góc phố, Hà Nội kể những câu chuyện không lời qua những địa điểm mang đậm chiều sâu văn hóa - nơi ký ức, bản sắc và cảm xúc giao thoa trong từng bước chân người lữ khách...
Giữa bức tranh du lịch hè đầy sôi động, một loạt thay đổi âm thầm về thói quen lựa chọn điểm đến và hình thức di chuyển đang dần định hình lại hành vi của du khách Việt...
Dưới lớp vỏ hấp dẫn của những tour du lịch 0 đồng là một guồng máy vận hành đầy rủi ro, đang âm thầm bào mòn uy tín và chất lượng của ngành du lịch Việt Nam...
Không cần đi xa, chỉ cách Hà Nội vài giờ di chuyển là bạn đã có thể “trốn nóng” thành công với những điểm đến mát mẻ, dễ đi lại và cực kỳ thư giãn, đủ để quên sạch deadline và bụi phố...
Trong làn sóng hồi sinh mạnh mẽ của ngành du lịch hậu đại dịch, mô hình tour du lịch 0 đồng tưởng chừng như thuận lợi, tiết kiệm cho du khách, lại đang âm thầm bộc lộ những mặt tối đáng lo ngại…
Không còn là những chuyến đi đơn thuần để thư giãn hay khám phá, giới trẻ ngày nay đang tìm đến du lịch y học cổ truyền như một cách để lắng nghe cơ thể, phục hồi tinh thần và tái tạo năng lượng sau guồng quay cuộc sống hiện đại...
InterContinental Thanh Xuan Valley hợp tác BIM Land & IHG tạo điểm đến cao cấp giữa thiên nhiên nguyên sơ, chuẩn quốc tế, trải nghiệm sống khác biệt...
Việt Nam đang nổi lên như điểm đến đặc biệt của thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe tại châu Á, với thế mạnh ở y học cổ truyền, trị liệu tự nhiên và khám - chữa bệnh chuyên sâu..
Một số loài chim lớn nhất trên hành tinh của chúng ta có thể cao hơn bất kỳ cầu thủ NBA nào và đôi cánh của chúng khi dang rộng còn bao trùm cả chiếc giường cỡ lớn...
Golf không còn là sân chơi riêng của giới thượng lưu khi ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam bắt đầu chọn môn thể thao này như một phần của hành trình du lịch và trải nghiệm mới lạ...
Từ Thủ đô Hà Nội, những chuyến tàu hỏa mở ra hành trình khám phá đất nước theo cách trọn vẹn và chậm rãi nhất, nơi cảnh sắc núi non, biển cả và làng quê dần hiện ra qua ô cửa sổ...
Đà Nẵng, Phú Quốc, Hà Nam và Cát Bà đang trở thành những điểm hẹn không thể bỏ lỡ của mùa hè 2025, hút khách nhờ những màn pháo hoa rực rỡ, các show nghệ thuật mãn nhãn và chuỗi trải nghiệm du lịch đặc sắc..
Là một mảnh ghép chiến lược trong hệ sinh thái Sun Group tại đảo Ngọc, hãng bay Sun PhuQuoc Airways cũng sẽ kết nối du khách với các khu nghỉ dưỡng, giải trí, ẩm thực, show diễn…
Trải nghiệm hái vải tại vườn mang đến hành trình hè thú vị cho "khối nghỉ hè", nơi các em nhỏ thỏa sức khám phá thiên nhiên và tận hưởng vị ngọt mùa vải chín...