Đẩy vốn tín dụng, ngân sách vào đúng chỗ để tạo động lực cho nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động bởi dịch bệnh, cần đẩy dòng vốn tín dụng, tiền ngân sách đi vào đúng chỗ, tạo động lực mới cho nền kinh tế dựa trên cơ sở khoa học, dữ liệu thống kê tốt.
Đẩy vốn tín dụng, ngân sách vào đúng chỗ để tạo động lực cho nền kinh tế

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tài chính ngân sách năm 2021 diễn ra ngày 6/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tài chính phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 

Chính sách này phải nâng đỡ, thúc đẩy chính sách kia, hết sức tránh lợi ích cục bộ, chính sách này mâu thuẫn, cản trở chính sách kia.

Đặc biệt, phải tìm biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, “trong lúc này phải thắt lưng buộc bụng”, rà soát kỹ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, kiểm soát bội chi, quản lý nợ công theo hướng có thể tăng bội chi để phục hồi và phát triển kinh tế nhưng bảo đảm cân đối phù hợp tình hình, không vung tay quá trán cũng không quá thận trọng. 

Thủ tướng nhấn mạnh cần phân bổ thu chi hợp lý, khen thưởng, kỷ luật để khuyến khích các địa phương trong thu ngân sách và có chính sách để phân bổ nguồn lực cho các địa phương công bằng, minh bạch.

“Phải có chính sách khuyến khích thu, có tiêu chí phân bổ ngân sách công bằng, hạn chế tiêu cực, chạy chọt. Tránh tình trạng địa phương có thể thu nhiều hơn nhưng lại không muốn thu để không bị áp dự toán thu năm sau cao hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong năm 2022, Thủ tướng dự báo tình hình kinh tế có thời cơ và thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn, đặc biệt là những khó khăn nội tại kéo dài nhiều năm.

Bên cạnh các giải pháp mà Bộ Tài chính đưa ra, Thủ tướng nhấn mạnh cần có thêm một số giải pháp để hoàn thành tốt kế hoạch tài chính ngân sách năm nay.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính cần xuất phát từ thực tiễn, lắng nghe ý kiến địa phương, các bộ ngành, đẩy mạnh 3 khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, ngành tài chính cần phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong đó, các chính sách này phải nâng đỡ, thúc đẩy nhau, tránh lợi ích cục bộ, mâu thuẫn, cản trở giữa các chính sách.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính có biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, đồng thời phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, kiểm soát bội chi, quản lý nợ công theo hướng có thể tăng bội chi để phục hồi và phát triển kinh tế.

“Hành động làm sao để dòng vốn tín dụng, dòng tiền ngân sách phải đi vào đúng chỗ, kích thích, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Muốn đạt được điều này phải làm trên cơ sở khoa học, dữ liệu thống kê thật tốt”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng phân tích thêm một số khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế của ngành trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. 

Một trong những hạn chế là cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, nhất là những lĩnh vực ưu tiên, trong đó có các lĩnh vực có liên quan hoặc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính như cổ phần hóa doanh nghiệp, đầu tư công, xử lý các doanh nghiệp, dự án yếu kém. 

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, tiền tệ chứa đựng nhiều rủi ro. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát lại vấn đề liên quan tới phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, chứng khoán... để điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro vĩ mô.

Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập để làm tốt hơn công tác quản lý tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp, chống tiêu cực, ách tắc. Tập trung thực hiện kế hoạch tái cấu trúc, cổ phần hóa, tăng cường quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; tận dụng thời cơ thị trường thuận lợi để đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Xem thêm

Tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 có thể đạt 14%

Tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 có thể đạt 14%

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm hiện nay đã đạt 12,9% do tăng vọt trong tháng 12 với hơn 237.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế, dự kiến cả năm sẽ đạt 14%.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…