Để nghệ thuật “kén khán giả” không còn cô đơn

Mang nghệ thuật hàn lâm đến công chúng, tạo sân chơi cho các nghệ sỹ dân gian sống bằng nghề, đầu tư cho văn hóa- nhất là loại hình văn hóa nghệ thuật kén khán giả, doanh nghiệp chẳng thể nhìn thấy lợ
Để nghệ thuật “kén khán giả” không còn cô đơn

Người gỡ rối cho những “con rối” cô đơn

Nếu có một ngày nào đó bạn rẽ qua làng Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội), đừng quên ngồi bên hồ nước bình dị để chiêm ngắm những con rối vẫn đang say sưa kể tích cổ bất kể trời đông giá hay nắng hạ. Suốt mấy thế kỷ trôi qua, từ khi phường rối nước đầu tiên được dựng lên để các bậc vua chúa thưởng lãm cho đến ngày hôm nay, khi những con rối nước đã trở nên cô đơn giữa nhịp sống hối hả thượng tầng, thì đam mê vẫn còn đó, nhiệt huyết vẫn đong đầy trong từng động tác mềm dẻo của các nghệ nhân.

Cũng giống như Chèo, Tuồng hay Cải lương, nghệ thuật Múa rối nước cứ như bị văng ra khỏi bánh xe của thời cuộc, để nhường chỗ cho những bộ môn nghệ thuật đương đại luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng với giới trẻ. Nhiều nghệ nhân rối nước kẻ bỏ nghề để làm phu hồ, người xa xứ lập nghiệp. Làng Đào Thục xưa huy hoàng với rối nước là thế, nay cũng chỉ còn hơn 20 nghệ nhân biểu diễn rối nước thường xuyên, còn lại cũng vì mưu sinh mà “bỏ cuộc chơi” hết rồi.

Múa rối nước vì thế nhiều khi cũng chỉ là niềm vui của kẻ say nghề lúc nông nhàn.

Nghệ nhân múa rối Nguyễn Văn Tâm, giờ đang làm việc tại Nhà hát Rối nước Ánh Trăng tại Sun World Halong Complex (Hạ Long). Anh là một trong số ít các nghệ nhân tìm được bến đỗ cho mình, để có thể thoả đam mê với rối nước mà không phải chịu áp lực mưu sinh. Anh kể: “Trước khi đến với Sun Group, tôi chỉ là một “gã rối” say nghề, 17 năm quanh quẩn với rối, với nước sau rèm che, đã có lúc tưởng như mình không theo nổi được cái nghề khá “cô đơn” này nữa. Đúng lúc đó, như một cơ duyên, Sun Group xây nhà hát rối nước Ánh Trăng ở ngay công viên trên đỉnh Ba Đèo, Hạ Long”. 

Anh được mời về nhà hát từ ngày cái hồ nước còn đang cạn khô khi công trình chưa xong. Và giờ thì, mưa, nắng, ít khách, nhiều khách, vẫn diễn. Anh kể: “Có hôm đang diễn thì mưa như trút nước. Sân khấu không có mái, các anh em chơi nhạc chỉ có mỗi chiếc ô nhỏ che đầu, thế là nhường ô che cho đàn, cho trống, còn mình thì ướt nhẹp. May sao lúc mưa khách cũng không bỏ mình đi. Tôi nhìn qua rèm còn thấy mấy bạn khách nước ngoài, có người Âu, có người Á, họ bỏ áo mưa ra mặc, và đứng xem chăm chú, xem đến hết vở và vỗ tay nhiệt tình lắm. Tự nhiên mình cảm giác như đã truyền được một chút gì đó thật Việt Nam vào trong vở diễn, trong câu hát, và mong là các bạn ấy cũng cảm nhận được một điều gì đó đặc biệt. Chỉ cần thế thôi, 2 khách, 3 khách nhưng họ đứng xem diễn Rối trong mưa đến cuối, tại điểm cuối của Ba Đèo, khiến chúng tôi dù có dầm nước cả nửa tiếng rồi vẫn thấy ấm lòng”.

Đến xem rối ở Sun World Halong Complex, du khách không phải bỏ thêm tiền. Những người bỏ công sức, tiền của xây nhà hát, thuê nghệ sỹ biểu diễn tại đây, chỉ đơn giản là muốn gia tăng trải nghiệm cho du khách đến công viên, muốn giữ rối nước để văn hóa truyền thống được lan tỏa cho muôn đời sau, để du khách quốc tế luôn nhớ Việt Nam có rối nước “hay lắm, đặc sắc lắm”, để người nghệ sỹ như anh Tâm được tiếp tục say nghề.

Show nhạc hàn lâm trên sân khấu “độc bản”

Những ngày trung tuần tháng 7 vừa qua, du khách đến Sun World Ba Na Hills đã được tận hưởng một không gian âm nhạc hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Đó là khi khu du lịch lần đầu tiên triển khai Tuần lễ nhạc giao hưởng trên đỉnh Bà Nà liên tục từ ngày 18- 24/7, vào mỗi khung giờ 11h và 14h30 hàng ngày tại quảng trường Beer Plaza, với thời lượng 45 phút mỗi show diễn.

Những giai điệu hàn lâm lừng danh thế giới, khi du dương, nhẹ nhàng như: Salut d’Amour, lúc lại rộn ràng với Sound of Music, khi lại hùng tráng, mãnh liệt với Light Cavalry Overtune hay tổ khúc Carmen… vang lên trên đỉnh núi Chúa. Nhạc giao hưởng vốn được coi là “khó gần” nhưng chưa bao giờ lại dễ gần đến thế. Người già, con trẻ, khách Tây, khách ta chen kín sân khấu nhỏ, lặng yên thưởng thức, và không tiếc những tràng pháo tay giòn vang kéo dài mãi để khích lệ, cảm ơn các nghệ sỹ.

Để có được một tuần lễ âm nhạc giao hưởng miễn phí phục vụ du khách, Bà Nà Hills đã mời cả Dàn nhạc Sun Symphony Orchestra do nhạc trưởng nổi tiếng người Pháp- Olivier Ochanine chỉ huy tới biểu diễn.

Cũng cần phải nói thêm rằng việc “bê nguyên” dàn nhạc với những nhạc cụ cồng kềnh, đắt tiền và cực kỳ nhạy cảm với thời tiết lên đỉnh núi cao gần 1.500m không hề đơn giản. Những cây đàn trị giá cả gia tài, phải chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng bằng container, rồi từ container lên cabin cáp treo, vào kho dụng cụ, ra sân khấu… Quãng đường ấy được đo đếm bằng vất vả, bằng sự cẩn trọng và lo lắng đúng tinh thần “giữ đàn như giữ tính mạng” của những nhân viên khu du lịch này, khi cõng đàn trên lưng, di chuyển thật cẩn trọng qua những cung đường nhỏ hẹp của làng Pháp lên tới khu vực biểu diễn.

Không bán vé, và nếu không có dàn nhạc đẳng cấp quốc tế lên đỉnh Bà Nà, khu du lịch này cũng không vì thế mà ít khách đi. Nhưng tham vọng, mong ước của những người làm du lịch ở đây vượt ra khỏi mục tiêu doanh thu, doanh số. Ông Nguyễn Lâm An, Giám đốc Sun World Ba Na Hills, chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn mang âm nhạc đỉnh cao đến Bà Nà, để du khách đến khu du lịch có thêm những trải nghiệm thú vị, độc lạ. Dù việc sắp đặt không gian cho cả một dàn nhạc gần 60 nghệ sĩ và việc đưa được các dụng cụ âm nhạc chuyên nghiệp lên đến với đỉnh Núi Chúa không hề đơn giản, song được thấy sự say mê và hưởng ứng của tất cả du khách đối với dàn nhạc, chúng tôi càng có thêm động lực để cống hiến, gia tăng nhiều trải nghiệm mới lạ hơn nữa cho du khách”.

Đơn giản thế thôi, nhưng để làm được điều đó, không có nhiều nhà đầu tư dám làm.

Ai đó đã nói, doanh nghiệp đầu tư cho văn hóa là một sự đầu tư thông minh, bền vững. Những Sun World Halong Complex, Sun World Ba Na Hills của Tập đoàn Sun Group đang chọn cách đầu tư ấy, bằng cả tâm huyết của mình, cho dù, họ luôn hiểu rằng, khoản đầu tư ấy còn rất rất lâu có khi cũng sẽ chẳng thể mang lại chút lợi nhuận nào.

Có thể bạn quan tâm

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền trao thưởng cho các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất giỏi tại Buôn Eana

20 năm kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana: Vẹn một chữ tình!

Chương trình kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, mà còn tạo ra một mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên của công ty và người dân, cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết và phát triển…

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Không chỉ có hương vị độc đáo và tinh tế, quế còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe như hỗ trợ giảm viêm, hạ đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Từ xưa đến nay, loại gia vị luôn được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các chế độ ăn uống lành mạnh…