Đề nghị sửa đổi 7 vấn đề cấp thiết trong kinh doanh xăng dầu

Mới đây, Bộ Công Thương đã gửi báo cáo tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhằm phục vụ phiên thẩm tra vào sáng 26/4 của Ủy ban…
xăng dầu

Trong báo cáo nêu rõ tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cũng như nêu lên các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu. 

Đáng chú ý, Bộ Công Thương sẽ tập chung vào 7 nội dung trọng tâm trong nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

7 nội dung này được cho là những nội dung thực sự cấp bách và cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn trong kinh doanh xăng dầu. Cụ thể là sửa đổi: (i)công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; (ii) thời gian điều hành/công bố giá; (iii) vấn đề đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn; (iv) cắt giảm khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu.

Tiếp đó là: (v) yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử các với cơ quan thuế; (vi) quy định cụ thể hơn về dự trữ lưu thông bắt buộc; (vii) quy định phù hợp hơn về việc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện đối với thương nhân kinh doanh đầu mối xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu.

Được biết, 7 nội dung trọng tâm trong báo cáo đã nêu được tổng hợp trên cơ sở ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định.

Cũng trong báo cáo, Bộ khẳng định: “Cho đến nay, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý 1/2023 và dự kiến trong quý 2/ 2023 được đảm bảo”.

Đối với vấn đề điều hành giá, báo cáo nêu rõ: "Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi tình hình thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để thực hiện việc điều hành giá xăng dầu, trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới khi diễn biến giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu, nhà nước, nhân dân".

Trước đó, hồi cuối tháng 2/2023, tại phiên giải trình do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, vấn đề Nghị định 95/2021/NĐ-CP vừa ra đời đã bộc lộ bất cập và bất cập đó kéo dài đến hiện tại đã được đặt ra. Bộ Công Thương cho rằng, trách nhiệm tham mưu là của tất cả các cơ quan có liên quan chứ không của riêng bộ, ngành nào.

Được biết, từ năm 2022, Ủy ban Kinh của Quốc hội đã kiến nghị cần sớm điều chỉnh các yếu tố cấu thành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhằm từng bước điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cho rằng, việc sửa Nghị định 95/2021/NĐ/CP cần nghiên cứu sửa căn bản, bớt kiểm soát của nhà nước, cho thị trường vận hành nhiều hơn, cho doanh nghiệp tự chủ. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề trước mắt và lâu dài của thị trường xăng, dầu. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…

Ngân hàng nội rục rịch “săn” đối tác ngoại

Ngân hàng nội rục rịch “săn” đối tác ngoại

Năm 2025 đang mở ra cơ hội vàng cho các ngân hàng Việt trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Với sự đồng thuận từ cổ đông, sự chủ động từ ban lãnh đạo và bối cảnh kinh tế thuận lợi, nhiều thương vụ hợp tác được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong thời gian tới…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…