Đề nghị sửa đổi 7 vấn đề cấp thiết trong kinh doanh xăng dầu

Mới đây, Bộ Công Thương đã gửi báo cáo tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhằm phục vụ phiên thẩm tra vào sáng 26/4 của Ủy ban…
xăng dầu

Trong báo cáo nêu rõ tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cũng như nêu lên các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu. 

Đáng chú ý, Bộ Công Thương sẽ tập chung vào 7 nội dung trọng tâm trong nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

7 nội dung này được cho là những nội dung thực sự cấp bách và cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn trong kinh doanh xăng dầu. Cụ thể là sửa đổi: (i)công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; (ii) thời gian điều hành/công bố giá; (iii) vấn đề đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn; (iv) cắt giảm khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu.

Tiếp đó là: (v) yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử các với cơ quan thuế; (vi) quy định cụ thể hơn về dự trữ lưu thông bắt buộc; (vii) quy định phù hợp hơn về việc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện đối với thương nhân kinh doanh đầu mối xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu.

Được biết, 7 nội dung trọng tâm trong báo cáo đã nêu được tổng hợp trên cơ sở ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định.

Cũng trong báo cáo, Bộ khẳng định: “Cho đến nay, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý 1/2023 và dự kiến trong quý 2/ 2023 được đảm bảo”.

Đối với vấn đề điều hành giá, báo cáo nêu rõ: "Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi tình hình thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để thực hiện việc điều hành giá xăng dầu, trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới khi diễn biến giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu, nhà nước, nhân dân".

Trước đó, hồi cuối tháng 2/2023, tại phiên giải trình do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, vấn đề Nghị định 95/2021/NĐ-CP vừa ra đời đã bộc lộ bất cập và bất cập đó kéo dài đến hiện tại đã được đặt ra. Bộ Công Thương cho rằng, trách nhiệm tham mưu là của tất cả các cơ quan có liên quan chứ không của riêng bộ, ngành nào.

Được biết, từ năm 2022, Ủy ban Kinh của Quốc hội đã kiến nghị cần sớm điều chỉnh các yếu tố cấu thành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhằm từng bước điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cho rằng, việc sửa Nghị định 95/2021/NĐ/CP cần nghiên cứu sửa căn bản, bớt kiểm soát của nhà nước, cho thị trường vận hành nhiều hơn, cho doanh nghiệp tự chủ. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề trước mắt và lâu dài của thị trường xăng, dầu. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…