Sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III/2021

Được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, đầu quý 3/2021, sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời.
Sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III/2021

Tại toạ đàm với chủ đề: “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC cho biết, sau khi có Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ tối đa cho hoạt động xử lý, thu hồi nợ của VAMC. Đến nay, 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC.

Tổng Giám đốc VAMC cũng cho biết, từ năm 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ đồng các khoản nợ và tài sản bảo đảm

Về thực hiện Nghị quyết 42, theo quy định về đấu giá tài sản, từ năm 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ đồng các khoản nợ và tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện còn khá sơ khai, khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể tham gia của thị trường mua bán nợ chưa đồng bộ, hạ tầng thị trường mới bước đầu hình thành và phương thức mua, bán nợ xấu còn hạn chế.

"Hiện tại, chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý 3/2021 sàn sẽ ra đời. Ngoài ra, được phép của Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, chúng tôi còn thành lập câu lạc bộ VAMC với 23 thành viên, tạo diễn đàn để các bên lên tiếng, hướng tới các đơn vị tham gia thị trường mua bán nợ", ông Thắng nói.

Tổng giám đốc VAMC kiến nghị, nên tiếp tục nâng tầm Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thí điểm; Sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ, phải có khuôn khổ pháp luật cho thị trường ấy, các công cụ cũng cần được hoàn thiện. Hiện nay, mua bán nợ theo hình thức cạnh tranh hoặc đấu giá, còn rất sơ khai.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, một trong những vướng mắc cần tháo gỡ để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao hơn, là việc Việt Nam thiếu vắng một thị trường mua bán nợ thực sự. Ngoài ra, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu (như chứng khoán hóa) chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ. Điều này làm giảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này; khiến quá trình mua – bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.

Xem thêm

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Đây là thông tin từ cuộc họp của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội, đề án 1058 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".
Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Tính đến cuối quý II/2020, trong số 23 ngân hàng đã công bố thông tin về nợ xấu nhưng chỉ có 5 ngân hàng báo nợ xấu giảm còn lại đều tăng so với đầu năm, thậm chí xuất hiện một nhà băng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 6%.
Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Theo BVSC, tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại có thể vẫn sẽ được kiểm soát ở mức thấp trong quý cuối năm nhưng tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn trên thực tế sẽ cao hơn các con số trên báo cáo chính thức.
Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ đầu năm.
Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, trong năm 2020, VAMC đã xử lý thu hồi nợ xấu tạm tính là 47.515 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD), đạt 95,03% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...