Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Theo Bộ Công Thương, hiện còn 5/12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn. Vì vậy, bộ này đề nghị không đưa 5 dự án vào Quy hoạch điện VIII và sẽ cân đối, bù bằng các nguồn
Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương vừa có tờ trình số 6328/TTr-BCT về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, hiện có 12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng.

Cụ thể có 7 dự án với tổng công suất 6.992 MW đang xây dựng, gồm Thái Bình II, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc cphắn sẽ vào vận hành. Dự án Long Phú I đang đàm phán với tổng thầu để triển khai tiếp, 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương II đã có phương án vay vốn trong nước.

5 dự án còn lại, có tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, gồm Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800 MW).

Đánh giá tính khả thi triển khai tiếp, Bộ Công Thương cho biết, từ ngày 4 đến 6-10 vừa qua, đã làm việc với 5 chủ đầu tư các dự án đang gặp khó khăn. Các chủ đầu tư được yêu cầu, nếu không dừng dự án thì phải cung cấp cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất 30/10 có thông tin cụ thể.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, việc triển khai tiếp các dự án này rất khó khăn vì các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, bộ không đưa các dự án có tổng công suất 6.800 MW vào và sẽ cân đối, bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối.

Mới đây trong Báo cáo Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, việc triển khai tiếp 6.800 MW nhiệt điện than rất khó khăn, song không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. Vì thế, để tránh những rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, Bộ Công Thương vẫn lưu các dự án này trong danh mục cho đến khi hoàn tất chính thức các thủ tục dừng, chấm dứt các dự án.

Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát các quy định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý nhằm không để tồn tại các dự án dây dưa, kém hiệu quả.

Việc giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VIII, tăng phát triển năng lượng tái tạo, điện khí… là để hướng đến mục tiêu “net zero” vào 2050 của Việt Nam. Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các dự án điện gió, điện mặt trời phục vụ sản xuất hydro, không bán điện lên lưới điện quốc gia thuộc nhóm ưu tiên phát triển.

Cũng theo Bộ Công Thương, tính hết tháng 9/2022, cả nước có 39 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 24.674 MW đang vận hành.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...