Đề xuất tăng vốn Nhà hát Giao hưởng Thủ Thiêm lên gần 2.000 tỷ đồng

Dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch được HĐND TP. HCM thông qua năm 2018 với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng từ ngân sách thành phố mới đây được đề xuất tăng vốn lên 1.988 tỷ đồng.
Đề xuất tăng vốn Nhà hát Giao hưởng Thủ Thiêm lên gần 2.000 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP. HCM về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, trong đó có dự án Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).

Với dự án này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. HCM đã đề xuất UBND TP. HCM tăng tổng mức đầu tư dự án lên 1.988 tỷ đồng và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2018 - 2024.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng kiến nghị UBND TP. HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP xem xét, chấp thuận chọn phương án thiết kế để chủ đầu tư sớm tiến hành triển lãm các phương án đoạt giải lấy ý kiến của các chuyên gia và triển khai các bước tiếp theo của dự án.

Trước đó, dự án Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quyết định chủ trương đầu tư công tại Nghị quyết số 19/2018 của HĐND TP. HCM với nguồn vốn đầu tư là 1.508 tỷ đồng, lấy từ ngân sách TP.

Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch nằm ở Lô 1-21, Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô 1.700 chỗ ngồi gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời điểm này, thời gian thực hiện dự án được cho là trong giai đoạn 2018 - 2022.

Vị trí nhà hát được xây tại góc cầu Thủ Thiêm 2 (hướng từ quận 1 qua Thủ Thiêm), kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ bằng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn. Ngoài nhà hát, nơi đây còn có các công trình quan trọng như: Quảng trường trung tâm; Trung tâm hội nghị triển lãm; Trung tâm triển lãm quy hoạch, Bảo tàng...

Theo UBND TP. HCM, việc xây dựng Nhà hát giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TP. HCM.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. HCM còn đề nghị UBND TP điều chỉnh tăng mức đầu tư của dự án xây dựng Nhà Văn hoá Thanh niên lên 1.672 tỷ đồng và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án là giai đoạn 2021 - 2025.

Đối với dự án xây dựng Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ và dự án xây mới bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, cơ quan này kiến nghị UBND TP sớm xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi có báo cáo thẩm định của Sở Xây dựng TP.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ

Đất lấn, chiếm vẫn có thể được cấp sổ đỏ

Luật Đất đai 2024 quy định 4 trường hợp đất lấn, chiếm từ ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ, còn kể từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không cấp sổ đỏ và xử lý theo quy định của pháp luật...

Toàn cảnh cuộc họp

Tăng mức phạt đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải bám sát nguyên tắc, quy phạm được quy định bởi pháp luật đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm bao quát, không để sót hành vi vi phạm, các đối tượng liên quan...