Dệt may Việt Nam là thương nhân hay “người dắt lạc đà”?

Ngành dệt may Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, song liệu các doanh nghiệp có tận dụng được cơ hội để phát triển, trở thành chủ con đường tơ lụa hay chỉ mãi là những “người dắt lạc đà”?
Dệt may Việt Nam là thương nhân hay “người dắt lạc đà”?

Sản xuất chủ yếu vẫn gia công

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, tính đến hết Quý III-2017, ngành dệt may đã đạt gần 23 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Dự báo trong Quý IV-2017 sẽ đạt 8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm của ngành lên 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Trong đó các thị trường xuất khẩu chính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có mức tăng trưởng tốt. Như vậy, có thể thấy, dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, do phương thức sản xuất chủ yếu là gia công cho các đơn hàng nước ngoài nên tỷ lệ giá trị gia tăng không cao. Một trong những điểm yếu hiện nay là chưa phát triển được chuỗi cung ứng dệt may, và đây là nguyên nhân chính làm cho ngành dệt may có giá trị gia tăng thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Agtek, việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tác động không tích cực tới ngành. Một số khách hàng có ý định chuyển đơn hàng về Việt Nam có dấu hiệu khựng lại khiến xuất khẩu dệt may năm 2016 rơi vào tình trạng ảm đạm. Tình hình này tiếp tục kéo dài sang hết nửa đầu năm 2017. Tuy nhiên, sang đến nửa cuối năm 2017, các doanh nghiệp trong ngành đã nhanh chóng cải thiện hệ thống sản xuất; tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, đồng thời đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường đã khiến tình hình xuất khẩu của ngành được cải thiện đáng kể.

Còn chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho rằng, trong suốt hơn một thập kỷ qua, xuất khẩu hàng hóa luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Trong đó, dệt may là lĩnh vực luôn ghi được dấu ấn đầy ấn tượng. Năm 2016, tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,8 tỷ USD, tăng 4,5% so với 2015.

Lo đơn giá sẽ bị ép xuống

Chia sẻ về triển vọng của ngành dệt may năm 2018, ông Phạm Xuân Hồng cho hay, dự báo năm 2018 sẽ tốt hơn năm 2017, mức tăng trưởng của ngành có thể vẫn duy trì ở 2 con số. Dù tự tin về triển vọng thị trường cho năm tới nhưng ông Hồng vẫn lo lắng, ngành sẽ bị cạnh tranh dữ dội bởi chi phí về bảo hiểm, đất đai, thuế... của các quốc gia mạnh về dệt may như Myanmar, Campuchia, Bangladesh... vẫn thấp hơn so với Việt Nam.

Trong khi đó, năm 2018, phí bảo hiểm xã hội được tính trên tổng thu nhập sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến. Thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30-45 ngày xuống còn 15 ngày cũng tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên băn khoăn: “Năm 2018, nói về lượng hàng sẽ không thiếu nhưng đơn giá các mặt hàng sẽ bị ép xuống. Đây là tình hình chung ở tất cả các thị trường và là điều đáng lo cho doanh nghiệp”.

Trước những khó khăn, các chuyên gia khuyến cáo: Cùng với việc tìm kiếm các đơn hàng gia công theo kiểu truyền thống, doanh nghiệp cần sớm chuyển sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm theo những mức độ khác nhau. Có như thế mới hy vọng tham gia vào khâu cao hơn trong chuỗi sản xuất. Bên cạnh các thị trường truyền thống, cần tập trung phát triển các thị trường trong khối ASEAN, Liên minh Á-Âu, Ấn Độ… trong đó đặc biệt coi trọng, tạo dựng mối liên kết với hệ thống phân phối ở thị trường sở tại.

Bên cạnh đó, Nhà nước ban hành các chính sách phù hợp, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước vào khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm…; nghiên cứu và thu hút mọi nguồn lực để phát triển các nhà máy dệt thông minh, trong đó tích hợp kết nối Internet, công nghệ điện toán đám mây, in 3D…

Ông Trần Thanh Hải bày tỏ, liệu dệt may Việt Nam sẽ ở đâu, có vai trò gì trong Con đường tơ lụa? Và Dệt may Việt Nam sẽ là thương nhân – người dẫn dắt và làm chủ con đường tơ lụa hay chỉ là “người dắt lạc đà” – một nhân tố tạo ra rất ít giá trị trên Con đường tơ lụa ấy? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Theo Congannhandan

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…