ĐHCĐ Vingroup: Lợi nhuận hơn 3.500 tỷ đồng, không chia cổ tức

Với hơn 1.452 tỷ đồng lợi nhuận được phân phối, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) trình Đại hội cổ đông sáng 26/4 sẽ không chia cổ tức, để lại phục vụ hoạt động kinh doanh.
ĐHCĐ Vingroup: Lợi nhuận hơn 3.500 tỷ đồng, không chia cổ tức

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.178 đồng

Báo cáo với cổ đông, bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc cho biết năm 2016, hoạt động kinh doanh của Vingroup ghi nhận kết quả tăng trưởng cao. Cụ thể, tổng doanh thu thuần đạt 57.614 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm trước và vượt kế hoạch.

Lợi nhuận gộp cả năm đạt 17.430 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Tỷ lệ lợi nhuận gộp bình quân đạt 30% tổng doanh thu. Cả năm 2016, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 5.793 tỷ đồng, tăng đột biến 103% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 3.513 tỷ đồng, tăng tới 134% so với năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu VIC năm 2016 là 1.178 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Vingroup năm 2016 tiếp tục tăng thêm 34.897 tỷ đồng, lên mức 180.451 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.

Mặc dù lãi đậm trong năm 2016, nhưng Hội đồng quản trị đề xuất phương án không chia cổ tức mà dành toàn bộ lợi nhuận (sau trích quỹ dự trữ 5 tỷ đồng) đầu tư cho hoạt động của tập đoàn.

Theo tờ trình, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến ngày 31/12/2016 trên báo cáo tài chính riêng là 510 tỷ đồng và trên báo cáo tài chính hợp nhất là 942,3 tỷ đồng.

Theo bà Mai Hoa, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Vingroup trong năm qua đã tăng đáng kể. Cụ thể, vốn cổ phần tăng thêm 7.695 tỷ đồng do trái chủ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và Vingroup phát hành thêm cổ phiếu từ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư cổ phần.

Báo cáo cho thấy, thặng dư vốn cổ phần đã giảm 3.294 tỷ đồng do việc chi trả cổ phiếu thưởng.

Trong năm 2016, Vingroup đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tổng giá trị hơn 2134 tỷ đồng và tăng vốn từ thặng dư vốn cổ phần là 4.845 tỷ đồng.

Năm 2017, Vingroup hướng đến sự bứt phá trên toàn bộ các lĩnh vực cốt lõi gồm: bất động sản, du lịch và vui chơi giải trí, Y tế, Giáo dục, nông nghiệp… Đồng thời, tập đoàn đặt mục tiêu đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng quản trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Mục tiêu đặt ra cho năm 2017 là doanh thu thuần tăng mạnh lên 80 nghìn tỷ đồng, lợi nhuân sau thuế đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tập trung đầu tư 3 mảng cốt lõi

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch HĐQT Vingroup báo cáo về hoạt động đầu tư các dự án bất động sản. Cuối năm 2016, Vingroup ra mắt thương hiệu VinCity với kế hoạch phát triển 200-300 căn hộ bình dân tại 7 địa phương. Mức giá bán căn hộ dự kiến chỉ từ 700 triệu đồng mỗi căn hộ, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đây là sự chuyển hướng mở rộng phân khúc đầu tư để tiếp cận nhu cầu sản phẩm nhà giá rẻ đang thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

Đáng chú ý, năm 2016, Vingroup đã ra mắt thành công 24 dự án bất động sản trên toàn quốc, doanh thu bán hàng ghi nhận mức kỷ lục 83.000 tỷ đồng với 15.000 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại và căn hộ khách sạn được bán ra.

Năm 2016, Vincom đã đưa vào vận hành mới 10 trung tâm thương mại (TTTM), nâng tổng số lượng trên toàn hệ thống lên 32 TTTM, cán mốc 1 triệu m2 diện tích mặt bằng bán lẻ hiện đại.

Ở lĩnh vực Du lịch và Vui chơi giải trí Vinpearl và Vinpearl Land tiếp tục khẳng định vị trí số 1 trên thị trường với 9 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động, tổng công suất phòng đạt 6.000 phòng trên toàn hệ thống. Hiện, thương hiệu Vinpearl đã có mặt ở nhiều địa phương phát triển du lịch từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, đem lại diện mạo mới và thúc đẩy phát triển du lịch .

Ở lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, Vingroup đã phát triển được hơn 1.000 điểm bán lẻ trên cả nước, phục vụ hơn 60 triệu lượt khách với hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện ích của Tập đoàn là Vinmart và Vinmart+.

Thay đổi chiến lược bán lẻ 

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho biết, mảng bán lẻ của Vingroup thời gian qua có sự tăng trưởng “nóng” với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích có mặt tại hàng chục tỉnh thành phố lớn. Vingroup cũng mở rộng đầu tư vào thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng mua sắm trực tuyến. Sau một thời gian thử nghiệm, Vingroup đã đánh giá lại và thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp cho giai đoạn tới.

“Chiến lược của chúng tôi là phát triển kiên trì bám trụ và bền vững”, ông Vượng nói, cho biết, cuộc chiến kinh doanh thương mại điện tử rất khốc liệt, không ít ông lớn bán lẻ trực tuyến cũng bị thua lỗ, phải rời bỏ thị trường… Đơn cử, Vingroup phát triển bán lẻ trực tuyến với thương hiệu Adayroi, đạt doanh số 10 nghìn tỷ đồng và vẫn đang bị lỗ.

Theo ông Vượng, tập đoàn đã tính toán lại và kế hoạch chỉ dành ngân sách 2.500 tỷ đồng cho mảng này và dự kiến giảm lỗ chỉ còn không đáng kể. Nhưng trong thời gian này, tập đoàn sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực từ con số 0 trở thành đội ngũ bán lẻ chuyên nghiệp./.

 >> Vingroup ra mắt khu đô thị sinh thái tại Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...