Di sản của Vinashin, canh bạc của Vinalines, PVN

Đã rất nhiều năm, từ khi Vinalines và PVN tiếp nhận những doanh nghiệp của Vinashin được bàn giao về, như là một cách để chẻ nhỏ món nợ khổng lồ của doanh nghiệp này. Và từ đó tìm được cách trả những
Di sản của Vinashin, canh bạc của Vinalines, PVN

Nhưng kết quả là như thế nào?

5095,4 tỷ đồng “nghĩa hiệp”

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, nội dung là đề xuất các phương án xử lý – từ được Bộ Công thương dùng là “dứt điểm” - các vấn đề không thể giải quyết được tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) - thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đây là một trong số các doanh nghiệp mà PVN tiếp nhận lại từ Vinashin.

"Theo báo cáo này, thì đúng là Bộ Công thương đã “dứt điểm” được về tình thế nguy ngập hiện nay của DQS. Nhưng khối nợ của doanh nghiệp này, thì suốt từ ngày tiếp nhận (7/2010) đã không thể được xử lý dứt điểm.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6/2016, DQS đã lỗ lũy kế gần 3.684 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 1.180,3 tỷ đồng và hiện đang gánh khối nợ hơn 6.893 tỷ đồng, phần lớn là nợ quá hạn từ lâu. Từ 2010 đến nay, DQS chưa năm nào cân bằng được tài chính. Trong năm 2016, DQS dự kiến sẽ tiếp tục lỗ hơn 103 tỷ đồng nữa...

Với PVN, tiếp nhận DQS hóa ra cũng chẳng phải một nghĩa cử mang tính từ thiện hay tình thế. Hơn 6 năm tiếp nhận, PVN đã “bơm” vào DQS tới 5.095,4 tỷ đồng, bao gồm 1.990,5 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104,9 tỉ đồng để thanh toán nợ. Nhưng từng ấy tiền vẫn không cứu nổi DQS.

Vì thế mà trong ba phương án xử lý đối với DQS được Bộ Công thương trình Chính phủ, lần đầu tiên bộ này đưa tới 2 phương án – có thể gói gọn trong một từ: là rũ bỏ DQS.   

Cụ thể, ba phương án xử lý DQS được đưa ra là: tiếp tục tái cơ cấu, duy trì DQS là đơn vị thành viên của PVN; chuyển giao nguyên trạng DQS về Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) hoặc phá sản.

Trong đó, phương án duy trì DQS là đơn vị thành viên của PVN gần như không thể thực hiện vì không thể tiếp tục “bơm” tiền vào “rốn lỗ” này. Với phương án phá sản doanh nghiệp, Bộ Công thương đánh giá nếu thực hiện sẽ có nhiều khó khăn nhất định và gây ra thiệt hại về tài chính. Và, nếu các phương án khác không khả thi “thì đây là phương án cuối cùng có thể xem xét” – Bộ Công thương “thòng” thêm.

Do đó, Bộ Công thương thống nhất trình phương án chuyển giao nguyên trạng DQS từ PVN về SBIC. Bộ đề xuất với Chính phủ là giao PVN phối hợp với SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương thức chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính (đặc biệt là các khoản nợ) cơ chế chính đặc thù, gồm việc cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù hiện nay của SBIC đối với DQS… Sau 6 năm chuyển giao và 5095,4 tỷ đồng “nghĩa hiệp”, rút cục thì hiệu quả xử lý đối với DQS đơn giản lại là đề nghị trả lại doanh nghiệp này về… chỗ cũ.

Canh bạc “đánh để thua”

Trường hợp của DQS với đề nghị của Bộ Công thương tự nó đã đặt ra câu hỏi, rằng hiệu quả tái cơ cấu những danh nghiệp chuyển từ Vinashin về Vinalines, PVN hiện là như thế nào? Lần tìm câu trả lời, có thể gặp những sự việc cười ra nước mắt.

“Con tàu Dung Quất” đang mắc kẹt tại “cảng” PVN

Vào tháng 10/2013, tại cuộc họp báo quý 3/2013, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, việc xử lý tồn tại tài chính của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) – doanh nghiệp được bàn giao từ Vinashin về Vinalines - đã đạt nhiều tiến triển tốt.

Cụ thể, “Vinashinlines đang dần tháo gỡ được khó khăn khi đã bán được 6 trong tổng số 7 con tàu neo đậu ở nước ngoài. Giá bán đều cao hơn 10% so với giá thẩm định” - ông Nguyễn Hồng Trường cho biết.

Nhưng sau lời tuyên bố ấy, thì thực tế đến nay Vinashinlines lại đã được Chính phủ chấp thuận cho mở thủ tục cho phá sản, khi không thể dọn dẹp được khối nợ hàng nghìn tỷ đồng, dù đã bán gần hết số tàu để cắt lỗ. Số tàu Vinashinlines đã bán bao gồm cả tàu Hoa Sen – con tàu tai tiếng đã đưa hàng loạt lãnh đạo của Vinashin và Vinashinlines vào vòng lao lý.

Với Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông - doanh nghiệp vẫn tự hào đang khai thác đội tàu container lớn nhất Việt Nam hiện nay – thì số nợ đã lên tới trên 3000 tỷ đồng. Lưu ý là số nợ này suốt nhiều năm Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông đã không thể trả nổi, và hiện đội tàu của doanh nghiệp này cũng đều đã trên 15 năm tuổi, nếu bán hết cũng khó đảm bảo trả được đủ 30% tổng khối nợ đang gánh.

Đáng chú ý, trong phương án tái cơ cấu, Vinalines xác định sẽ cổ phần hoá Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông. Nhưng với khối nợ khủng khiếp này, không hiểu sẽ phải định giá Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông theo cách nào, từ đó mà bán được cho các cổ đông tiềm năng của doanh nghiệp này.

Đã có hơn 20.000 tỷ đồng nợ đã theo chân các doanh nghiệp được chuyển giao từ Vinashin về PVN và Vinalines. Cho đến nay, sau 6 năm chuyển giao, thì chưa có một đánh giá chung nào về hiệu quả của phương án tái cơ cấu ấy. Sẽ không có bất ngờ, nếu kết quả ấy là tồi tệ, nhìn từ giác độ hàng nghìn tỷ đồng nữa đã tiếp tục được “thả” vào nỗ lực cứu vãn những doanh nghiệp này.

Vấn đề là, tại sao phải mất tới hàng nghìn tỷ đồng chỉ để khoác cho phương án ấy mỹ từ tái cơ cấu, trong khi về bản chất đó đúng là canh bạc chưa đánh đã biết là sẽ thua?

 Dũng ATB

Các đơn vị Vinashin chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN

- Khu công nghiệp Tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp Tàu thủy Lai Vu

- Khu công nghiệp Tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn

- Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và Sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai)

- Nhà máy Đóng tàu Dung Quất

- Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang)

- Phần vốn góp của Vinashin trong Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định) và trong các dự án do công ty này làm chủ đầu tư

 Các đơn vị Vinashin chuyển giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines

- Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh)

- Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)

- Khu công nghiệp và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang

- Cảng và Nhà máy Đóng tàu Năm Căn (Cà Mau)

- Công ty Vận tải Biển Đông

- Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin

- Và phần vốn góp của Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…