Kinh tế Nhật Bản, Singapore chịu tác động nặng nề bởi virus Covid-19

Nhật Bản, Singapore có khả năng phải đối mặt với suy thoái kinh tế do tác động của dịch virus Covid-19 tại Trung Quốc.
Kinh tế Nhật Bản, Singapore chịu tác động nặng nề bởi virus Covid-19

Ở Hồ Bắc (Trung Quốc) - tâm chấn của dịch bệnh covid-19 - các hạn chế ngày càng được thắt chặt. Phương tiện giao thông (trừ trường hợp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu) đều bị cấm; công ty, doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. 

Trên khắp Trung Quốc, nhiều nhà máy vẫn chưa quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, gây gián đoạn cho chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, đã sửa đổi dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 5,2% vào năm 2020. Thấp hơn 0,5% so với mức tăng 5,7% mà Trung Quốc cần đạt được trong năm nay để đáp ứng mục tiêu tăng gấp đôi GDP trong thập kỷ 2020. 

Tại Nhật Bản, thiệt hại liên quan đến virus covid-19 đối với nền kinh tế dự kiến sẽ bắt đầu xuất hiện trong quý này, làm dấy lên lo ngại suy thoái đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. 

Nhật Bản đã sơ tán nhiều công dân khỏi Vũ Hán vào hôm nay (17/2). Với hơn 400 người hiện nhiễm bệnh, phần lớn là hành khách trên con tàu Diamond Princess; Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh sau Trung Quốc. 

Singapore đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 xuống còn trong khoảng 0,5% đến 2,5%. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận xét rằng suy thoái kinh tế có thể xảy ra.

Đảo quốc sư tử sẽ sớm công bố các giải pháp nhằm giảm bớt tác động xấu của dịch covid-19 vào ngày mai. Trung Quốc đã thông báo kế hoạch triển khai cắt giảm thuế và lệ phí, giúp giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. 

Khủng hoảng kinh tế châu Á vẫn chưa lan rộng sang các châu lục khác, với chỉ số Phố Wall hiện vẫn tăng cao kỷ lục.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...