Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần 2: Thêm xung lực cho thị trường bất động sản

Chuyên gia cho rằng, hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ có giải quyết điểm nghẽn này sẽ tạo đà lớn cho thị trường bất động sản phát triển.
Mặc dù năm 2022 thị trường bất động sản kHz khăn nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội.
Mặc dù năm 2022 thị trường bất động sản kHz khăn nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội.

Ngày 15/3, Tạp chí điện tử bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức Diễn đàn bất động sản Mùa Xuân lần 2 và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 - 2022.

Gỡ rào cản, thêm xung lực

Phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần 2, các chuyên đều nhận định rằng, hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đã tạo ra động lực lan tỏa đến những ngành và lĩnh vực đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, như: Tài chính – ngân hàng – chứng khoán – công nghiệp và dịch vụ. Các doanh nghiệp bất động sản đã làm gia tăng chất lượng và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp – nông thôn; Từng bước tạo lập, đảm bảo, phát triển nhà ở và dịch vụ sống cho người dân, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và hạ tầng xã hội.

TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, khủng hoảng từ dịch Covid-19 mang lại bất lợi cho thị trường bất động sản nên thị trường càng phải phát triển lành mạnh và bền vững.

“Thị trường bất động sản năm 2022 có nhiều cơ hội song không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội, điều đó chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp”, GS. TS. Hoàng Văn Cường nhìn nhận. 

Phát biểu tại Diễn đàn về cơ hội của thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ quy hoạch, ông Nguyễn Đỗ Dũng - Tổng Giám đốc enCity đã chỉ ra một số cơ hội. Cụ thể:

Bất động sản công nghiệp vẫn đang nóng trên thị trường Việt Nam. Đây là xu hướng lâu dài do có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và cơ sở hạ tầng Việt Nam đang ngày càng phát triển, lực lượng lao động dồi dào.

Đầu tư công về hạ tầng giao thông như Vành đai 4 sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản.

Pháp lý mở cơ hội để tái thiết đô thị với 2.000 chung cư cũ cần được cải tạo ở Hà Nội và TP.HCM tương tương với 500ha quỹ đất. Như vậy, chúng ta đang có các quỹ đất ngay trong lòng thành phố lớn.

Đại dịch tạo nên nhu cầu sống xanh, 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít đông đúc hơn. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bất động sản đi theo xu hướng này.

Giải pháp phục hồi

Dưới góc độ của chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, đánh giá, một trong những xung lực quan trọng là nền kinh tế phục hồi khá nếu Việt Nam thực hiện tốt: Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022 – 2023… 

Bên cạnh đó, các chính sách tài khóa như: Miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; tăng chi đầu tư phát triển; hỗ trợ lãi suất các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… cũng tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường bất động sản sôi động trở lại. 

Bàn sâu về giải pháp để thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trong giai đoạn tới, TS. Cấn Văn Lực cho hay, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữa lao động, tăng năng suất, sử dụng mô hình 5Rs (Respond: Thích ứng, linh hoạt; Recover: Phục hồi càng nhanh càng tốt; Restructure: Tái cấu trúc; Re-invent: Đổi mới, sáng tạo (gồm cả chuyển đổi số); Resilience: Tăng sức đề kháng (khả năng chống chịu các cú sốc, gồm cả quản lý rủi ro). 

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi; phục hồi xanh, tăng trưởng xanh bởi bất động sản xanh đang là xu thế, chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới liên quan đến hành vi thay đổi của khách hàng; thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là tất yếu.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội, sự thiếu đồng bộ, chưa cập nhật và thay đổi của các quy định phù hợp với thực tiễn của thị trường trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… và một số nghị định, văn bản chuyên ngành có liên quan đang gây khó khăn cho công tác thực thi chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia, nhất là việc cơ cấu lại nguồn cung, tập trung vào phát triển các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ nhu cầu của số đông.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung cần tích cực rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Với chuyển đổi số, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, cũng cần tạo hành lang pháp lý về chuyển đổi số để đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, và triển khai đồng bộ, toàn diện. 

TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ, sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là một trong những chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Rủi ro kép tăng lên kể cả trên hai phương diện: Rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường.

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng cho rằng, hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. 

“Vừa qua chúng ra có sửa 8 luật liên quan đến đầu tư xây dựng… nhưng thực tế cũng chỉ như “muối bỏ biển” chưa giải quyết được gì nhiều cho các điểm nghẽn liên quan đến thị trường bất động sản như hiện nay”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. 

 Cũng trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn bất động sản Mùa xuân lần 2, Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 - 2022 được tổ chức đã tôn vinh những nhà phát triển bất động sản, nhà cung cấp dịch vụ bất động sản uy tín và chuyên nghiệp; vinh danh các dự án bất động sản chất lượng trên các loại hình, phân khúc. 

Top 10 nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất.
Top 10 nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất.

Cụ thể, các hạng mục được vinh danh trong chương trình năm nay là: Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam năm 2021; Top 10 nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2022; Top 10 nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất năm 2021; Top 10 sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2021; Top 5 nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2021; Top 10 nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất năm 2021; Top 10 khu đô thị đáng sống nhất năm 2021; Top 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2021; Top 5 dự án công trình xanh – thông minh tốt nhất năm 2021; Top 5 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2021; Top 10 khu đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2022; Top 10 dự án bất động sản du lịch tiềm năng nhất năm 2022. 

Top 10 khu đô thị và Nhà ở đáng sống nhất.
Top 10 khu đô thị và Nhà ở đáng sống nhất.

Đáng chú ý, tại hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2021, Hội đồng bình chọn đã vinh danh 10 thương hiệu dẫn đầu, đó là Vinhomes; Novaland Group; Hưng Thịnh Land; Ecopark; Sun Group; FLC Group; T&T Group; Geleximco; BRG Group; Văn Phú Invest. 

Top 10 khu đô thị và nhà ở tiềm năng nhất.
Top 10 khu đô thị và nhà ở tiềm năng nhất.

Còn hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2022 bao gồm các đơn vị: Flamingo Group; MIK Group; Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Dojiland; Taseco Land; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bcons; Danko Group; Thắng Lợi Group; Vạn Phúc Group; Đất xanh miền Trung; HD Mon Holdings. 

Có thể bạn quan tâm