Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chính

Nhiều thủ tục hành chính đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khiến doanh nghiệp vuột mất nhiều cơ hội.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chính

Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, với việc hình thành một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến... Hiện chưa có con số thống kê chính thức về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhưng có thể thấy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khá nhanh chóng.

Đó chính là nhờ hạ tầng liên quan đến công nghệ phát triển, sự hội nhập kinh tế, hỗ trợ của chính phủ và tư duy khởi nghiệp của các bạn trẻ có kiến thức. Cùng với những thuận lợi, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng đang vướng phải những khó khăn từ thủ tục hành chính rườm rà và một số cơ chế chính sách chưa tiếp cận được.

Chị Phạm Lan Khanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông số Flamingo cho biết, vài năm nay, công ty nhận được nhiều sự trợ giúp của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, từ chỗ làm việc, truyền thông kết nối đến hỗ trợ vốn. Cụ thể là công ty đang có 1 tỷ đồng vốn ưu đãi từ chương trình Speed Up của Sở này để phát triển.

Nhưng nhiều thủ tục hành chính đang cản trở sự phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như Flamingo. Có những lúc, thủ tục hành chính khiến công ty này vuột mất nhiều cơ hội. Hiện nay, để phát triển dòng sản phẩm mới, Flamingo đang thành lập một doanh nghiệp mới và đã có nhà đầu tư nước ngoài đồng ý rót vốn vào. Tuy nhiên, nhà đầu tư yêu cầu phải thành lập công ty ở Singapore với lý do rất đơn giản là thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều.

“Ở Singapore chỉ mất có 2 ngày để thành lập công ty. Tiền đầu tư tại Singapore dễ hơn, khoảng thời gian từ khi thành lập công ty đến khi nhà đầu tư rót vốn vào công ty đó chỉ mất 1 tháng thôi. Còn ở Việt Nam, các nhà đầu tư từng đầu tư về Việt Nam chia phải mất 8 tháng”, chị Khanh nói.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường hình thành nhanh chóng, thay đổi vốn góp liên tục, thoái vốn nhanh. Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của nền kinh tế. Sau đó, doanh nghiệp có thể giải thể và thành lập mới, đầu tư theo hướng khác.

Chính vì vậy, thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn phức tạp, chồng chéo, mất thời gian ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp đến các hoạt động về sau khiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mất đi cơ hội. Từ đó, muốn thành lập, nắm bắt thời cơ, nhanh chóng đi vào hoạt động thì doanh nghiệp buộc phải tìm cách đối phó. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khởi nghiệp Việt đăng kí thành lập doanh nghiệp ở quốc gia khác đã không còn là trường hợp đơn lẻ.

Chị Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM thừa nhận, quá trình khởi nghiệp từ các nguồn đầu tư trong nước, nước ngoài, từ các du học sinh, trí thức kiều bào… “Nhưng hiện vẫn chưa có những chính sách hỗ trợ, tư vấn, minh bạch và rõ ràng để hút được các nguồn đầu tư khởi nghiệp này. Chính vì thế, gần đây có hiện tượng chảy máu khởi nghiệp, qua Singapore chẳng hạn”, chị Huệ cho hay.

Theo khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), có 73% doanh nghiệp cho rằng rào cản liên quan đến cơ chế chính sách do thủ tục rườm rà, gây mất thời gian; 46% cho rằng do chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước; 36% cho rằng do sự thay đổi đột ngột và bất định về chính sách… Chính phủ có hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có cải cách mạnh thủ tục hành chính nhưng mới chỉ có 27% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá cao nhóm giải pháp này.

Chị Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP HCM cho rằng, có 8 chỉ số đánh giá quan trọng khi nhìn một nền kinh tế khởi nghiệp sáng tạo, đó là vốn, chính sách, chương trình của chính phủ, giáo dục- đào tạo, chuyển giao các nghiên cứu - phát triển, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, văn hóa chấp nhận rủi ro và tiêu chí của thị trường.

Ở Việt Nam hiện nay, các chỉ số đều chưa cao. Hiện chưa có quy trình pháp lý hay quy định nào về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào và rút vốn ra khỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp nên nhà đầu tư khá e ngại trong vấn đề bảo toàn nguồn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ mới cũng gặp rất nhiều thủ tục cản trở.

“Với các doanh nghiệp startup, để tạo được sự bứt phá phải đưa ra các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả việc tận dụng nền tảng công nghệ mới. Tuy nhiên cơ chế này đang có nhiều giấy phép con, các thủ tục gây cản trở nhiều cho các startup và nó là rào cản vô hình. Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay còn khó khăn rất nhiều khi tiếp cận các văn bản pháp lý, chương trình, nội dung hỗ trợ”, chị Phi cho biết.

Tại TP HCM và cả nước, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đang hình thành và hoạt động ngày càng hiệu quả. Mạng lưới các nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng hình thành và mạnh dạn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thế nhưng, muốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đón được sự hỗ trợ đó thì thông tin về cơ chế chính sách phải thông suốt và thủ tục hành chính liên quan phải đơn giản hơn.

Theo Vov

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...