Doanh nghiệp kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng

Bắt đầu từ tháng 4, giá các mặt hàng thiết yếu ở các chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh đã lập giá mới vì giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp, nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người dùng.
Mặt hàng dầu ăn đã bắt đầu điều chỉnh giá bán từ ngày 1/4
Mặt hàng dầu ăn đã bắt đầu điều chỉnh giá bán từ ngày 1/4

Nhiều loại thực phẩm tăng giá

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại các cửa hàng và siêu thị, nhiều mặt hàng thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, từ ngày 1/4, dầu ăn Nakydaco tăng từ 42.120 đồng/lít lên 48.600 đồng/lít, dầu ăn Happi Koki điều chỉnh từ 47.304 đồng/lít lên 54.864 đồng/lít...

Tương tự, từ ngày 2/4, các loại thịt gia cầm được điều chỉnh tăng từ 7 - 14% so với mức giá năm 2021. Cụ thể, sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng ở mức 67.000 đồng/kg, gà công nghiệp ở mức 45.000 đồng/kg và thịt vịt ở mức 68.000 đồng/kg. Giá các loại trứng gia cầm cũng được điều chỉnh tăng từ 6 - 7%, lên 29.500 đồng/chục (giá cũ 28.000 đồng) đối với trứng gà và 35.000 đồng/chục (giá cũ 33.000 đồng) đối với trứng vịt...

Tại các chợ truyền thống của TP Hồ Chí Minh, giá rau, củ quả đã được điều chỉnh tăng giá
Tại các chợ truyền thống của TP Hồ Chí Minh, giá rau, củ quả đã được điều chỉnh tăng giá

Chị Lê Thị Hải, ngụ ở thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Giá rau, củ quả liên tục được điều chỉnh tăng lên thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg. Nhiều loại thực phẩm thiết yếu khác cũng đua nhau tăng giá trong khi thu nhập không tăng, càng khiến chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu hơn".

Ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cho biết, tổng số doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn của TP Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023 là 34 đơn vị với 10 nhóm hàng. Thống kê cho thấy, từ đầu tháng 4, có 3 nhóm hàng được doanh nghiệp đề nghị tăng giá là dầu ăn (tỉ lệ điều chỉnh 24%), thịt gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 10 - 27%) và trứng gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 5 - 9%); nhóm hàng lương thực chế biến (bún, phở ăn liền) giảm 2% theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; 6 nhóm hàng còn lại vẫn đang được doanh nghiệp giữ nguyên giá như năm 2021.

"Một số sản phẩm trong chương trình bình ổn giá của Thành phố vẫn không tăng giá bán mà đang kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Đối với những mặt hàng đã được điều chỉnh tăng giá nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5 - 10%. Việc điều chỉnh giá tăng đợt này là phù hợp, đảm bảo hài hòa quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi giá các nguyên liệu đầu vào đang tăng khá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp nên họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm", ông Nguyễn Trần Phú cho biết thêm.

Doanh nghiệp đang kìm giá

Là doanh nghiệp tham gia bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị điều chỉnh giá bán dầu ăn do giá dầu ăn nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2022 đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp dầu ăn vẫn chưa tăng giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Ngoài mặt hàng dầu ăn, doanh nghiệp vẫn đang cố gắng kìm giá nhiều loại thực phẩm khác dù rất khó khăn.

Tại các chợ truyền thống, giá thịt lợn cũng đã được điều chỉnh tăng từ sau Tết Nguyên đán 2022
Tại các chợ truyền thống, giá thịt lợn cũng đã được điều chỉnh tăng từ sau Tết Nguyên đán 2022

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trước những biến động của thị trường thế giới, thị trường Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng sâu rộng. Việc tăng giá sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Saigon Co.op đã cam kết với các đối tác và bạn hàng là sẽ duy trì lượng hàng ổn định trong khoảng thời gian nhất định sắp tới. "Chúng tôi chưa có biện pháp hay hành động tăng giá ngay lập tức đối với những mặt hàng thiết yếu mà vẫn đang cố gắng giữ ổn định bằng nhiều cách khác nhau để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng", ông Nguyễn Anh Đức nói.

"Thông thường, giá đầu vào tăng thì siêu thị sẽ tăng giá bán ra. Mỗi hệ thống sẽ tăng khác nhau, tùy mức độ lợi nhuận và chính sách giá. Theo đó, siêu thị sẽ thương lượng với nhà cung cấp để kéo dài thời gian tăng giá hoặc chia nhỏ làm nhiều đợt tăng (tùy ngành hàng, những mặt hàng nhạy cảm thì luôn dưới 5% mỗi lần tăng), chứ không tăng "sốc" tại một thời điểm. Ngoài ra, các hệ thống sẽ kiểm tra giá chéo lẫn nhau để bảo đảm thị trường có giá tương ứng, không chênh lệch nhiều, dễ gây sốc cho khách hàng", ông Lê Hữu Tình, Quản lý cấp cao marketing siêu thị Emart cho biết.

Ở góc độ là doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực trong chương trình bình ổn thị trường TP Hồ Chí Minh, hiện nhiều doanh nghiệp cũng đang căng mình để giữ giá thêm 2-3 tháng tới cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, công ty đã trữ nguyên liệu đủ để sản xuất 3-5 tháng và đàm phán với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, bao bì giữ giá thêm 2-3 tháng nữa dù họ đã đề nghị áp dụng giá mới tăng khoảng 5-7%.

"Thực phẩm chế biến có thể gồng gánh, giữ giá được nhưng thực phẩm tươi sống phụ thuộc vào giá lợn hơi đầu vào. Cụ thể, giá bán thịt lợn trong chương trình bình ổn đang được áp dụng theo cơ sở tham chiếu ở mức 51.000 đồng/kg, nhưng sau Tết vừa qua, Thành phố đã điều chỉnh giá thịt lợn trong chương trình bình ổn lên 58.000 đồng/kg nhưng hiện chúng tôi vẫn đang neo ở mức 53.500 đồng/kg. Doanh nghiệp đang gồng mình chấp nhận giữ giá để thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, bởi giai đoạn sau mùa dịch, người dân gặp khó khăn và thắt chặt chi tiêu. Dù doanh nghiệp có áp dụng giảm giá cũng không có người mua, do đó nếu doanh nghiệp tăng giá bán thì không biết bán cho ai", ông Nguyễn Đăng Phú cho biết.

Theo báo cáo của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 266.942,2 tỷ đồng, giảm 4,8% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 161.342,9 tỷ đồng, tăng 4,79% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 60,44% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…