Doanh nghiệp tăng vốn 240 lần trước phát hành trái phiếu: Giờ mắc kẹt trong nợ nần

Công ty này đã thực hiện một đợt tăng vốn đột ngột từ 500 triệu đồng lên 120 tỷ đồng trong tháng 12/2020...

Doanh nghiệp tăng vốn 240 lần trước phát hành trái phiếu: Giờ mắc kẹt trong nợ nần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa phát đi thông báo về tình trạng tài chính đáng lo ngại của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Hoa Lâm An, một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo đó, doanh nghiệp này không thu xếp được nguồn tài chính để thanh toán gốc cho lô trái phiếu mã LACCH2124001, trị giá 700 tỷ đồng, phát hành cuối năm 2021.

Lô trái phiếu này, có kỳ hạn ba năm và đáo hạn vào tháng 12/2024, được thu xếp phát hành bởi Chứng khoán Everest, với lãi suất 11,5%/năm. Tuy nhiên, đến hạn thanh toán ngày 31/12/2024, Hoa Lâm An báo cáo không đủ khả năng thu xếp tài chính trả tiền gốc, và đang xin ý kiến của các nhà đầu tư về việc thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu.

Trước khi bước vào con đường trái phiếu, Hoa Lâm An đã gây chú ý khi thực hiện đợt tăng vốn “chóng mặt”. Công ty, tiền thân là Công ty Cổ phần Tuổi Thơ Hy Vọng, được thành lập vào tháng 12/2007. Sau nhiều năm im ắng, đến tháng 12 năm 2020, công ty bất ngờ đổi tên thành Hoa Lâm An và tăng vốn điều lệ từ 500 triệu đồng lên 120 tỷ đồng, tăng gấp 240 lần chỉ trong vòng một tháng.

Tới tháng 12/2021, chỉ một năm sau khi tăng vốn, Hoa Lâm An phát hành lô trái phiếu 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, làm thế nào để công ty với vốn điều lệ khiêm tốn như vậy lại có thể huy động được một lượng trái phiếu khổng lồ như vậy vẫn là một câu hỏi lớn.

Kể từ khi thành lập, Hoa Lâm An đã nhiều lần thay đổi nhân sự. Ban đầu, ông Nguyễn Văn Sự (sinh năm 1959) giữ vai trò Giám đốc. Đến tháng 7/2020, bà Lê Hồng Nhung (sinh năm 1983) lên thay thế. Đến tháng 12/2020, ông Đặng Việt Hưng (sinh năm 1982) lên giữ chức Tổng Giám đốc.

Một năm sau, ông Chu Mạnh Tuấn (sinh năm 1987) thay thế ông Hưng, nhưng hiện nay, vai trò Tổng Giám đốc đã chuyển sang bà Trần Thị Thu (sinh năm 1983).

Đáng chú ý, bên cạnh Hoa Lâm An còn có những cái tên khác như Công ty Phát triển Bán lẻ Vinstore và CÔNG ty TNHH Sáng tạo quốc tế -CHU.AA Studio các doanh nghiệp được ông Chu Mạnh Tuấn đại diện pháp luật. Tuy nhiên, Vinstore đã thông báo ngừng hoạt động, đóng mã số thuế cách đây chưa đầy 2 tháng.

Gần đây, bà Trần Thị Thu còn là đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tiến Thành, một doanh nghiệp mới thành lập tháng 12/2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...