Đồng USD đánh mất sức hấp dẫn của một kênh đầu tư an toàn

Trong những giai đoạn bất ổn hay khủng hoảng, các nhà đầu tư thường tìm tới những kênh đầu tư an toàn như đồng franc Thụy Sỹ, vàng hay đồng USD.
Đồng USD đánh mất sức hấp dẫn của một kênh đầu tư an toàn

Tuy nhiên, dưới thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump, “đồng bạc xanh” đã đánh mất sức hấp dẫn, nhất là so với đồng euro.

Sau sự kiện ​Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản - nhân tố làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột lớn, đồng euro đã tăng lên trên ngưỡng 1,2 USD/euro lần đầu tiên kể từ tháng 1/2015.

Ông Brad Bechtel, phụ trách giao dịch ngoại hối ở Jefferies cho biết “đồng USD và trái phiếu Chính phủ Mỹ thường được đánh giá là những tài sản đầu tư an toàn, song không ai thực sự muốn nắm giữ đồng USD vào thời điểm này.”

Cũng theo chuyên gia này, sự thiếu tin tưởng đối với chính quyền Mỹ và việc Fed dường như không "mặn mà" trong việc sớm tăng lãi suất đã tác động tới giá trị đồng USD.

Trong khi đó, đồng euro đang thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều nhà đầu tư.

Nhờ chính sách tiền tệ có tính hỗ trợ cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lãi suất vẫn còn rất thấp, thậm chí là “âm,” ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Điều này khiến đồng euro trở thành mục tiêu của hoạt động kinh doanh chênh lệnh lãi suất, khi giới đầu tư vay đồng euro với lãi suất thấp rồi mua đồng tiền có lãi suất cao hơn.

 Theo Vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...