Dự án Long Thành: Lùi thông qua Nghị quyết hay tích cực tinh giản biên chế để hỗ trợ vốn?

Tại cuộc họp Quốc hội chiều nay (08/06), dự án sân bay Long Thành được đưa ra thảo luận bởi đây là một trong những dự án trọng thể quốc gia. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến
Dự án Long Thành: Lùi thông qua Nghị quyết hay tích cực tinh giản biên chế để hỗ trợ vốn?

Tinh giản biên chế 2 năm, đủ tiền GPMB xây sân bay Long Thành

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng diện tích đất dự kiến thu hồi 5.614,65 ha, gồm 5.000 ha đất xây dựng cảng hàng không và 614,65 ha đất xây dựng các khu tái định cư và nghĩa trang. Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 4.730 hộ gia đình, cá nhân với khoảng 15.000 nhân khẩu và 26 tổ chức (bao gồm các tổ chức tôn giáo, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trường học, trạm y tế và doanh nghiệp).

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 23.019,6 tỷ đồng (tính theo đơn giá năm 2017). Tuy nhiên, hiện ngân sách mới bố trí được nguồn vốn là 5.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, nguồn vốn xây dựng sân bay Long Thành là một trong những vấn đề nóng hiện nay.

Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, để có tiền triển khai dự án, một mặt cần xin cơ chế đặc thù để giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, mặt khác phải tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước.

Ông Chính cho rằng, chỉ cần giảm chi thường xuyên 1% trong 2 năm là tiết kiệm được 20 nghìn tỷ GPMB xây sân bay Long Thành.

Theo thống kê, hai năm vừa qua, biên chế không giảm mà còn tăng cùng đó, chi thường xuyên cũng tăng lên, con số tương đối năm 2015 là 62,3%, năm 2016 là 65,7%, dự kiến năm 2017 là 64,9%. Con số tuyệt đối, năm 2016 tăng so với 2015 là trên 50.000 tỉ đồng, năm 2017 tăng so với 2015 là 114.000 tỉ đồng.

"Riêng năm 2017 chỉ cần ta tiết kiệm chi thường xuyên 1% thôi đã tiết kiệm được trên 10.000 tỉ đồng và nếu năm 2018 cũng chỉ cần tiết kiệm 1% như vậy là tiết kiệm được thêm hơn 10.000 tỉ đồng nữa", ông Chí nhấn mạnh.

Dự án Long Thành: Lùi thông qua Nghị quyết hay tích cực tinh giản biên chế để hỗ trợ vốn? ảnh 1

Tách nội dung bồi thường, tái định cư dự án để triển khai trước?

Ông Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cho rằng, Quốc hội cần tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai trước, nếu chờ đến thời điểm Quốc hội phê duyệt tổng thể dự án thì e rằng sẽ rất chậm.

Đồng tình, Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng trong mỗi dự án, giải phóng mặt bằng thường có đặc thù khó khăn và phức tạp hơn cả, thời gian cũng kéo dài hơn nên cần tách việc này thành dự án thành phần để sớm có “đất sạch” khởi công dự án một cách thuận lợi.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng cho rằng, ngoài vấn đề về kinh phí cần lưu ý việc triển khai phải công khai, minh bạch, không để lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lợi dụng trục lợi, đồng thời, phải có cam kết để tránh khiếu kiện của người dân.

Đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) kiến nghị Chính phủ cùng các Bộ, ngành có kế hoạch chi tiết để triển khai dự án đồng thời tập trung nguồn lực đẩy nhanh việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, xoá bỏ việc “sân golf thông thoáng bên cạnh sân bay quá tải”.

Lùi thông qua Nghị quyết dự án thành phần sân bay Long Thành?

Dự án Long Thành: Lùi thông qua Nghị quyết hay tích cực tinh giản biên chế để hỗ trợ vốn? ảnh 2

Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) đề nghị lùi việc xem xét Nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án cảng hàng không quốc tế long Thành thành dự án thành phần sang kỳ họp thứ 4 cho phù hợp.

Theo bà Hoa, cần phải làm rõ nguyên nhân vì sao Đồng Nai tăng giá đất từ 1,5 lên 2 lần làm cho chi phí giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành tăng lên.

Sang kỳ họp thứ 4, Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội xem xét báo cáo khả thi dự án sân bay Long Thành. Chính vì vậy, lùi việc xem xét vấn đề này được bà Hoa khẳng định là hợp lý đồng thời giải quyết được những vấn đề về tính khả thi khi triển khai dự án.

Bên cạnh đó, bà Hoa cũng bày tỏ băn khoăn, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết trên, Đồng Nai thực hiện giải phóng mặt bằng nhưng sau đó báo cáo khả thi sân bay Long Thành không được thông qua. "Khi đó chúng ta sẽ xử lý vấn đề này thế nào? Chính phủ cần giải trình rõ ràng hơn vấn đề trên", bà Hoa đặt vấn đề.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...