Dự kiến mở thêm 22 tuyến đường đi bộ ở khu trung tâm TP.HCM

Theo đề án của TP. HCM, khu vực Quận 1 và Quận 3 sẽ mở thêm 22 tuyến phố đi bộ từ nay đến năm 2025.

Mục tiêu là nhằm góp phần làm giảm ùn tắc khu vực trung tâm, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân, cũng như nâng cao tính hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ…

Đây là nội dung nổi bật tại Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố, vừa được Sở Giao thông vận tải hoàn tất và có tờ trình Ủy ban nhân dân TP.HCM phê duyệt. 

Các tuyến đi bộ áp dụng vào các ngày cuối tuần được xây dựng theo lộ trình ba giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Giai đoạn 1 (2022 – 2023): các đoạn/tuyến được mở gồm: Vòng xoay/bồn binh Công trường Quốc Tế, đường Phạm Ngọc Thạch, quảng trường Công xã Paris (từ Lê Duẩn đến Nguyễn Du), đường Đồng Khởi (từ Nguyễn Du đến Lê Lợi), đường Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến vòng xoay công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành), đường Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu.

Riêng các tuyến đường Nguyễn An Ninh và Lưu Văn Lang, ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Giai đoạn 2 (2023 – 2024): mở rộng phạm vi phố đi bộ vào ngày cuối tuần trên đường Đồng Khởi (từ Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), đường Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).

Riêng các tuyến đường gồm Đông Du (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế (từ Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), Phan Văn Đạt, Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh) sẽ ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại.

Giai đoạn 3 (2024 – 2025): sẽ mở rộng phạm vi thực hiện trên các tuyến đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến công viên Quách Thị Trang), Tôn Đức Thắng, Cao Bá Quát, Nguyễn Siêu, Thi Sách, Thái Văn Lung. Riêng đối với đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ ưu tiên cho đi bộ và hạn chế xe lưu thông.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết thêm, việc nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố là rất cần thiết nhằm nghiên cứu toàn diện về các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ tạo mỹ quan cho Thành phố.

Đề án cũng nói rõ, quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông tạm thời vào các ngày cuối tuần. Chẳng hạn điều chỉnh tổ chức đậu xe trên một số tuyến đường nhằm đáp ứng nhu cầu đỗ xe phục vụ người đi bộ, điều chỉnh lại lộ trình thông cho 34 tuyến xe buýt bị ảnh hưởng trong thời gian tổ chức đi bộ. Tiến hành cải tạo kích thước hình học các tuyến đường đi bộ nhằm tăng cường các biện pháp an toàn cho người đi bộ, tăng diện tích để xe, bổ sung thêm các tiện ích cho người đi bộ đồng thời cải tạo 78 nút giao thông.

Về kinh phí, chi phí đầu tư, cải tạo, đề án cho biết bao gồm: Từ ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các sở, ngành, quận huyện); từ kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng đề án; tư nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

Về chi phí quản lý khai thác vận hành, duy tu các tuyến đi bộ, lấy từ nguồn vốn chi sự nghiệp hàng năm cho các đơn vị quản lý lĩnh vực có liên quan hoặc xã hội hoá.

Uỷ ban nhân dân các quận trong phạm vi 930 ha thuộc khu trung tâm thành phố (gồm các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh) xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức phố đi bộ, biện pháp thi công, phương án khai thác vận hành phố đi bộ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đối với các đường quy hoạch tổ chức phố đi bộ nêu trong đề án.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…