“Du lịch - phục hồi và tăng tốc”: Khách sạn chất lượng cao đắt khách

“Môt đêm nằm bằng năm năm ở”. Xuất phát từ những đòi hỏi ngày càng cao cấp hơn của khách du lịch, những khách sạn có “gắn sao” đang được nhiều thượng khách lựa chọn. Chuyên gia dự báo thị trường phòng lưu trú 3 sao trở lên sẽ khởi sắc trong thời gian tới.
Khách sạn Vinpael luxury tại Đà Nẵng
Khách sạn Vinpael luxury tại Đà Nẵng

Qua hai năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, đã tác động đến thị trường khách sạn gắn sao (từ 3-5 sao), có những thời gian cao điểm về dịch bệnh, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, công suất phòng nghỉ khách sạn giảm đến 80%. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2022, công suất phòng hạng 3-5 sao có dấu hiệu tăng nhiệt và phân khúc này đang được nhiều nhà phát triển bất động sản quan tâm.

Dấu hiệu hồi sinh

Theo báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu bất động sản, trong 2 năm 2020 - 2021, thị trường khách sạn gắn sao bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Công suất phòng tại các khu du lịch nghỉ dưỡng giảm 50-70%, tại một số thành phố lớn, công suất còn khoảng 50% do vẫn có một lượng khách đi công tác lưu trú.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2021, khi chính phủ cho phép thí điểm đón khách du lịch quốc tế, công suất của các phòng khách sạn 3 sao trở lên đã bắt đầu tăng nhiệt. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, lượng khách đi du lịch, đặt phòng khách sạn gắn sao tăng đột biến.

Đơn cử như từ mùng 1 đến hết mùng 6 Tết, tỷ lệ kín phòng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên đến 95%, trong đó phân khúc khách sạn cao cấp đạt trên 97%, phân khúc còn lại đạt khoảng 80-85%.

Sa Pa cũng diễn ra tình trạng "cháy" khách sạn khi lượt khách tăng mạnh dịp Tết Nguyên đán - các khách sạn hầu như kín chỗ khiến nhiều người phải dựng lều ngủ ngoài đường. Ở các khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Phú Quốc, tỷ lệ lấp phòng gần như đạt 100%. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, các khách sạn trong thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, tỷ lệ khách sạn hoạt động đón khách chỉ đạt khoảng 50%. Một lý do được đưa ra là, chủ những khách sạn “tắt đèn” chưa sẵn sàng mở cửa cho một kế hoạch lâu dài, bởi mấy ngày tết full phòng không “gánh” được chi phí cho những tháng ngày sau. 

Tỷ lệ trên 90% khách nước ngoài tại các resort ngay cả trong thời điểm dịch, tỷ lệ khách du lịch nội địa tăng dần… Đó là những tín hiệu vui của ngành du lịch trong những ngày khởi đầu mùa xuân mới.

“Sân chơi” của dòng sản phẩm cao cấp

Đánh giá về hoạt động của thị trường khách sạn gắn sao, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho biết, với các tín hiệu tích cực gần đây cho thấy, nhiều chủ đầu tư cũng như đội ngũ vận hành khách sạn đang tái khởi động hoạt động kinh doanh, triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy các hoạt động marketing để đón đầu làn sóng phục hồi của thị trường quốc tế.

Nhiều dự án khách sạn cũng đang tích cực đẩy nhanh công tác xây dựng, hoàn thiện và triển khai hoạt động tiền khai trương để có thể chào đón du khách trong thời gian tới.

“Tôi hy vọng rằng các khách sạn với hệ thống phân phối và mạng lưới truyền thông toàn cầu có thể tận dụng lợi thế để đồng hành cùng ngành du lịch Việt Nam trong việc quảng bá và thu hút khách quốc tế quay trở lại”, ông Mauro nói thêm.

Chia sẻ về xu hướng phát triển thị trường khách sạn gắn sao và việc hợp tác với các thương hiệu quốc tế, theo ông Mauro, hiện chủ đầu tư ngày càng hiểu rõ hơn vai trò và giá trị của thương hiệu đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Việc hợp tác với các thương hiệu khách sạn giúp đem đến giá trị cho dự án ngay từ giai đoạn ban đầu thông qua các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và tiền khai trương, nhằm đảm bảo dự án đạt được các tiêu chuẩn thiết kế và có khả năng vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí khi đi vào hoạt động.

Đến giai đoạn vận hành, thông qua các hệ thống phân phối, chương trình hội viên và mạng lưới marketing toàn cầu, thương hiệu khách sạn giúp dự án gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, đối với các thị trường đang phát triển như Hồ Tràm, Phan Thiết, Đà Lạt với sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế cũng sẽ tạo đà phát triển cho khu vực, giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và góp phần gia tăng nhận diện khu vực thành điểm đến quốc tế trong tương lai. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, việc hợp tác với các thương hiệu khách sạn quốc tế sẽ gia tăng tính cạnh tranh với các nước trong khu vực, thu hút, lôi kéo không chỉ khách quốc tế mà còn nội địa.

Trước đó, chia sẻ với Thương Gia, một lãnh đạo hHệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường khách sạn gắn sao cần quan tâm hơn nữa tới khách nội địa. Trước khi đại dịch xảy ra, mỗi năm đã có gần 100 triệu lượt khách nội đến các điểm du lịch. Khi đời sống tăng lên, nhu cầu du lịch, sẵn sàng chi trả cho các kỳ nghỉ tại các khách sạn được thương hiệu quốc tế quản lý sẽ ngày càng tăng.

Du lịch là một ngành không ngừng thay đổi để thích nghi với các xu hướng mới. Bên cạnh các thương hiệu khách sạn truyền thống chú trọng các tiêu chuẩn dịch vụ, tiện nghi cơ bản của khách lưu trú, thị trường cần nhiều thương hiệu mới nhằm đáp ứng nhóm khách du lịch với các đặc tính riêng dựa theo những thay đổi về yếu tố nhân khẩu học; sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, xu hướng của thế hệ Z chú trọng trải nghiệm…

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến xu hướng quan tâm sức khoẻ toàn diện. Mặc dù đã phát triển trên thế thế giới từ khá lâu, xu hướng này chỉ mới được quan tâm nhiều hơn tại thị trường Việt Nam kể từ sau đại dịch, điều này thúc đẩy thị trường cần phát triển các dòng sản phẩm với các thương hiệu phù hợp để đáp ứng nhu cầu gia tăng này.

Đường bay quốc tế chính thức được mở lại bình thường từ ngày 15 tháng 3 năm 2022, cùng với nó là các điều kiện từng “trói tay” thị trường như hộ chiếu vaccine, visa được cải thiện đáng kể. Những điều đó báo hiệu một năm phục hồi và khởi sắc của thị trường du lịch – như một xu thế không thể bị đảo ngược.

Năm 2022 dự kiến sẽ đón nhận nhiều dự án khách sạn mang thương hiệu quốc tế đi vào hoạt động tại các thị trường du lịch quen thuộc như Regent Phú Quốc, Voco Hotel Đà Nẵng, Best Western Plus Marvella Nha Trang, Radisson Resort Phan Thiết, Mercure Đà Lạt…

Hiện số lượng dự án khách sạn & resort mang thương hiệu tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, từ 36 dự án (8.200 phòng) vào năm 2010 lên đến 120 dự án (32.000 phòng) vào cuối tháng 01/2022.

Theo thống kê của Savills Hotels, khoảng 64 thương hiệu khách sạn khu vực và quốc tế đã hiện diện trên thị trường Việt Nam. Việc đồng hành cùng với các đơn vị điều hành quốc tế giúp các khách sạn có thể tiếp cận tệp khách hàng rộng hơn, đặc biệt là thị trường khách nước ngoài.

Xem thêm

Khai trương khách sạn FLC City Hotel Beach Quy Nhơn

Khai trương khách sạn FLC City Hotel Beach Quy Nhơn

FLC City Hotel Beach Quy Nhơn là công trình khởi đầu cho dòng sản phẩm City Hotel – thương hiệu khách sạn trong phố độc đáo được FLC phát triển, tiếp nối thành công của hai thương hiệu cao cấp FLC Grand Hotel và FLC Luxury Hotel.
Thị trường khách sạn: Triển vọng sáng năm 2022

Thị trường khách sạn: Triển vọng sáng năm 2022

Việc mở lại các đường bay quốc tế và tỷ lệ tiêm vắc-xin đứng thứ 3 thế giới, ngành du lịch Việt Nam có triển vọng tích cực trong năm 2022 sẽ là “liều thuốc” trợ lực cho thị trường khách sạn thức giấc.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…