Dư nợ margin của các công ty chứng khoán đạt hơn 2,3 tỷ USD

Trong 6 tháng đầu năm 2019, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán là 54.700 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD), tăng 17% so với cuối năm 2018.
Dư nợ margin của các công ty chứng khoán đạt hơn 2,3 tỷ USD

Dẫn đầu về dư nợ cho vay trong tổng số 53 công ty chứng khoán là CTCK SSI với 6.287 tỷ đồng, tăng 5% so với quý I.

Đạt vị trí số 2 trong các CTCK có dư nợ cho vay margin hàng đầu thị trường là Mirae Asset (MASC) có khoản dư nợ cho vay tại thời điểm kết quý II lên đến 5.000 tỷ đồng và chỉ đứng sau SSI, tăng 40% so với đầu năm và gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Khoản này của KIS Việt Nam (KISVN) và KB Việt Nam (MSI) lần lượt 2.526 tỷ đồng và 2.078 tỷ đồng, tăng lần lượt 27,4% và 81% so với đầu năm, tăng 94% và 325% so với cùng kỳ.

Hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay của các CTCK trong khoảng 12 - 14%/năm. Nhà đầu tư cũng có thể hưởng lãi suất thấp hơn nếu đáp ứng được một số yêu cầu của CTCK.

Thống kê khoảng 53 CTCK, phần lãi từ các khoản phải thu đạt đến 1.595 tỷ đồng, tăng 19% so với quý I và 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng khoản này đem về cho các CTCK hơn 2.936 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.

Chứng khoán SSI tiếp tục dẫn đầu nguồn thu lãi từ các khoản cho vay và phải thu của đạt 178 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm khoản này đạt trên 335 tỷ đồng. 

3 CTCK có vốn ngoại khác là KIS Việt Nam, KB Việt Nam và Yuanta Việt Nam (FSC - YSVN) có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động này của KIS đạt 52 tỷ đồng, tăng 28% so với quý I và 80% so với cùng kỳ. Tương tự, KB Việt Nam ghi nhận 48 tỷ đồng ở hoạt động này, tăng 40% so với quý I và 159% so với cùng kỳ. Mức tăng của Yuanta Việt Nam cũng là 27% so với quý I và 222% so với cùng kỳ.

Mức ký quỹ ban đầu hiện tại theo quy định là 50% (nhà đầu tư có 100 triệu đồng được vay tối đa 100 triệu đồng) nhưng một số CTCK hiện có nhiều sản phẩm với mức vay thực tế cao hơn.

Thực tế, tại các CTCK hiện nay, lãi từ cho vay vẫn đang là “con gà đẻ trứng vàng” đóng góp vào doanh thu, lợi nhuận. Nguồn thu này được đánh giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2019, khi mà khi doanh thu môi giới, tự doanh khó cải thiện do thị trường dự báo khó khăn hơn.

Trong bối cảnh đó, việc các CTCK  ngoại với lợi thế về nguồn vốn giá rẻ đẩy mạnh cạnh tranh bằng các gói lãi suất ưu đãi và biến margin trở thành công cụ hiệu quả thu hút khách hàng, gia tăng thị phần, sẽ khiến cuộc chiến giành, giữ khách hàng trong khối các công ty chứng khoán ngày càng trở nên gay gắt.

 >>HNX kiến nghị cấp margin với cổ phiếu UPCoM

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...