Vingroup bảo lãnh cho VinFast phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu

Vingroup tiếp tục củng cố sức mạnh tài chính cho VinFast thông qua bảo lãnh 5.000 tỷ đồng trái phiếu, đồng thời đẩy mạnh huy động vốn và mở rộng tham vọng với các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Vingroup bảo lãnh cho VinFast phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu

Tập đoàn Vingroup vừa có động thái tài chính đáng chú ý khi tiếp tục đứng ra bảo lãnh cho VinFast, công ty con chuyên về sản xuất xe điện phát hành tối đa 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2025.

Đây là lần thứ hai liên tiếp tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sử dụng nguồn lực để hậu thuẫn các đợt huy động vốn cho VinFast, sau khi đã bảo lãnh cho 6.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ của công ty này trong năm 2024.

Việc bảo lãnh tài chính này cho thấy chiến lược dài hơi của tập đoàn trong việc củng cố tiềm lực tài chính cho mảng sản xuất công nghiệp, một trong những trụ cột tăng trưởng đang được đẩy mạnh.

Động thái này diễn ra song song với chuỗi hoạt động huy động vốn liên tiếp từ chính Vingroup trong thời gian gần đây. Tính từ đầu tháng 4 đến nay, tập đoàn đã phát hành 6 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới 15.000 tỷ đồng. Gần nhất là đợt phát hành vào ngày 15/5 với quy mô 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng và lãi suất cố định 12,5%/năm.

Riêng lô trái phiếu mã VIC12502 có kỳ hạn dài nhất 38 tháng đáo hạn vào tháng 6/2028. Nhìn chung, các lô trái phiếu đều duy trì mức lãi suất dao động quanh 12-12,5%/năm, cho thấy cam kết hấp dẫn từ phía doanh nghiệp trong việc thu hút nhà đầu tư.

Những bước đi tài chính mạnh mẽ này dường như đang phản ánh sự tự tin về triển vọng kinh doanh của Vingroup trong năm 2025. Theo kế hoạch đã công bố, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần 300.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng.

Chỉ sau quý 1, Vingroup đã đạt được 84.053 tỷ đồng doanh thu, tương đương 28% kế hoạch năm, và lợi nhuận sau thuế 2.243 tỷ đồng, chiếm hơn 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu đến từ hai lĩnh vực là sản xuất công nghiệp, với trọng tâm là VinFast và bất động sản.

Trong khi đó, hệ sinh thái Vingroup tiếp tục mở rộng với một dự án mang tính chiến lược và dài hạn khi đề xuất đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed (doanh nghiệp mới thành lập của Vingroup) đã đề xuất làm dự án với tổng vốn lên tới 67 tỷ USD, tương đương khoảng 14% GDP Việt Nam vào cuối năm 2024.

VinSpeed kỳ vọng có thể khởi công tuyến đường sắt này trước tháng 12/2026 và đưa toàn tuyến vào khai thác trước cuối năm 2030. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất từng được đề xuất bởi khu vực tư nhân tại Việt Nam.

anh-chup-man-hinh-2025-05-28-luc-125842.jpg
Diễn biến cổ phiếu VIC trong phiên sáng ngày 27/5

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên sáng ngày 27/5, cổ phiếu VIC tiếp tục ghi nhận mức tăng 2,22%, lên 96.600 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch đạt gần 3 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, cổ phiếu VIC đang duy trì đà tăng mạnh mẽ và hiện giao dịch quanh vùng đỉnh trong hơn 3 năm qua. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, VIC đã tăng gần 140% về thị giá. Vốn hóa thị trường của Vingroup theo đó cũng bứt phá lên hơn 370.000 tỷ đồng, chỉ xếp sau Vietcombank trên bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Xem thêm

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPT vừa công bố báo cáo sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu giao dịch ngày 16/6, đồng thời thông báo kế hoạch phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư...

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú đã tăng hơn 33%, gây chú ý mạnh trên thị trường. Sóng tăng diễn ra ngay sau thông tin chia cổ tức tiền mặt và những thay đổi đáng chú ý trong nội bộ doanh nghiệp “vua tôm”...

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Thị trường bật tăng đầu tuần, VN-Index vượt ngưỡng 1.330 điểm với lực kéo từ nhóm dầu khí. Các công ty chứng khoán kỳ vọng đà phục hồi tiếp diễn, hướng vùng kháng cự 1.350 điểm...

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/6 chứng kiến làn sóng tăng giá lan rộng, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng trần, thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian dài phân hóa...

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Giữa lúc nhiều doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản, loạt ông lớn như Vingroup, Viettel Global, BSR hay GAS vẫn ghi dấu với hàng chục nghìn tỷ đồng tiền mặt, khẳng định sức mạnh tài chính và hiệu quả kinh doanh vượt trội...