EVNFinance báo lãi hơn 500 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận năm

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của EVNFinance đạt hơn 537 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và hoàn thành 92% kế hoạch năm 2024...

EVNFinance báo lãi hơn 500 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận năm

Theo báo cáo tài chính quý 3/2024 vừa công bố, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – mã chứng khoán: EVF) ghi nhận thu nhập lãi thuần trong kỳ kinh doanh tăng đến 48% so với cùng kỳ, đạt hơn 391 tỷ đồng.

Ngược lại, các nguồn thu nhập khác không mấy khả quan. Lãi từ dịch vụ giảm 34%, chỉ còn gần 9 tỷ đồng, và các mảng kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư tiếp tục thua lỗ. Đáng chú ý, chi phí hoạt động tăng vọt 2,4 lần, đạt gần 98 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dù tăng 41% cũng chỉ đạt hơn 264 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ giảm chi phí dự phòng rủi ro 15% xuống còn gần 38 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của EVNFinance tăng 58%, lên mức gần 227 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng 57%, đạt gần 181 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt hơn 537 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và hoàn thành 92% kế hoạch năm 2024. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 430 tỷ đồng, tăng 56%.

Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của EVNFinance đạt 51.448 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15%, đạt 38.588 tỷ đồng, trong khi tiền gửi khách hàng tăng mạnh 49%, lên 4.480 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ, EVNFinance ghi nhận sự cải thiện đáng kể khi nợ xấu giảm 32,37% so với đầu năm, còn 294 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 1 chiếm phần lớn với 38.109 tỷ đồng, tăng 16%; nợ nhóm 2 giảm 32%, còn 185 tỷ đồng; nợ nhóm 3 tăng 17%, đạt 86 tỷ đồng; nợ nhóm 4 giảm 8%, còn 153 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ nhóm 5 giảm mạnh 71%, từ 195 tỷ đồng xuống còn 55 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của EVNFinance nhờ đó giảm từ 1,3% đầu năm xuống còn 0,76%, giúp công ty duy trì tình hình tài chính ổn định trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

anh-chup-man-hinh-2024-10-23-luc-150739-3293-47.png
Thị giá cổ phiếu EVF trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu EVF hiện đang ghi nhận quanh mức 11.150 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp tài chính này trên thị trường hiện ước đạt 7.850 tỷ đồng.

Được thành lập từ năm 2008 với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, EVNFinance thời điểm đó là công ty có vốn điều lệ cao nhất trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Ban đầu, công ty đảm nhiệm quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đơn vị.

Vốn điều lệ của công ty được duy trì ở ngưỡng 2.500 tỷ trong nhiều năm, mãi tới năm 2020, EVNFinance mới có lần tăng vốn đầu tiên sau khi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu lên 2.650 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 3.047 tỷ đồng vào năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng vốn đáng kể thì tới năm 2023 mới ghi nhận, khi đó vốn điều lệ của công ty tăng gần gấp đôi từ 3.510 tỷ đồng lên 7.042 tỷ đồng.

Mới đây, EVNFinance đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ. Theo đó, EVNFinance được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 563,3 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ tối đa thêm 75 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP, tổng số vốn điều lệ tăng thêm là 638,3 tỷ đồng. Phương án tăng vốn điều lệ này đã được Đại hội đồng cổ đông của EVNFinance thông qua tại kỳ đại hội thường niên ngày 15/3/2024.

Dự kiến đến cuối năm 2024, vốn điều lệ của EVNFinance sẽ tăng từ 7.042,4 tỷ đồng lên mức hơn 7.680 tỷ đồng, tương đương quy mô vốn của một số ngân hàng thương mại. Hiện EVNFinance đang trong giai đoạn chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt hồ sơ tăng vốn này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...