F-35B Mỹ bị rơi khi đang tiếp dầu trên không

Trang USNI News, cho biết, một máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35B của lính thủy đánh bộ Mỹ đã rơi ở Quận Imperial, California vào khoảng 4 giờ chiều ngày 29/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không với máy bay KC-130J.

Chiều ngày 29/9/2020, phát ngôn viên Lính thủy Đánh bộ Mỹ, Đại úy Joseph Butterfield thông báo cho USNI News: “một chiếc F-35B va chạm với chiếc KC-130J trong quá trình tiếp nhiên liệu trên không, khiến máy bay bị rơi. Phi công F-35B nhảy dù thành công và hiện đang được điều trị ”.

“Máy bay KC-130J đã hạ cánh khẩn cấp trên khu vực lân cận Sân bay Thermal. Tất cả các thành viên phi hành đoàn KC-130J an toàn ” - Butterfield nói.

KC-130J hạ cánh khẩn cấp tại hiện trường 

Phóng viên Jake Ingrassia thuộc đài truyền hình địa phương KESQ News Channel 3 ở gần Sân bay Khu vực Jacqueline Cochran (vùng Therma, California) đã chụp  ảnh và ghi video hiện trường vụ tai nạn.

Ingrassia công bố video về địa điểm rơi F-35B, phỏng vấn một nhân chứng, người này cho biết, vụ việc giống như một “trận động đất cấp ba hoặc bốn”.

Hiện trường vụ tai nạn chiếc F-35B bị rơi khi đang tiếp dầu

Một phát ngôn viên quân đội Mỹ nói với FOX News trong phỏng vấn điện đàm. “"Nguyên nhân chính của vụ tai nạn hiện đang được điều tra. Các bản tin cập nhật sẽ được cung cấp khi có thêm thông tin”.

Trong những năm qua, Chương trình F-35 có hàng loạt vụ rơi máy bay, lần gần đây nhất là tháng 5, một chiếc F-35A bị rơi  ở Florida khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...