Fed có thể nâng lãi suất mạnh tay nhất trong hơn 20 năm vào tháng 3/2022

Trong những tháng vừa qua, các quan chức thuộc Fed đang theo dõi những dấu hiệu xem liệu tốc độ tăng giá hàng tháng có chững lại, tuy nhiên báo cáo ngày thứ Năm khó lòng khiến Fed có thể "ngồi yên".
Fed có thể nâng lãi suất mạnh tay nhất trong hơn 20 năm vào tháng 3/2022

Những câu hỏi mà các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đương đầu trước thềm cuộc họp chính sách vào tháng sau không phải là việc họ có nâng lãi suất hay không mà họ sẽ nâng lãi suất bao nhiêu phần trăm.

Thêm một báo cáo lạm phát mới được công bố vào ngày 10/2, đã làm dấy lên các cuộc tranh luận bên trong ngân hàng trung ương về việc làm sao đẩy nhanh tốc độ và tần suất nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong mùa xuân năm nay nhằm ngăn chặn giá cả tăng nóng và hạ nhiệt giá cả trong nền kinh tế, tuyên bố mới nhất của các quan chức NHTW Mỹ cho hay.

Vẫn còn nhiều tuần để các bên tiếp tục tranh cãi về kịch bản nâng lãi suất, tuy nhiên, các quan chức NHTW Mỹ nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất nửa điểm phần trăm chứ không phải chỉ ¼ điểm phần trăm theo thông lệ bình thường. Fed chưa từng nâng lãi suất nửa điểm phần trăm tính từ năm 2000.

Trong ngày 10/2, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm, vốn đặc biệt nhạy cảm với chính sách tiền tệ ngắn hạn, đứng ở mức 1,560%, theo tính toán của Tradeweb.

Vào cuối phiên ngày 9/2, lợi suất này ở mức 1,346%, như vậy rõ ràng lợi suất trái phiếu thời hạn 2 năm này có “bước nhảy” cao nhất tính từ năm 2009. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng vượt mức 2% lần đầu tiên tính từ giữa năm 2019, chốt phiên tại 2,028%. Chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq đều giảm ít nhất 1,4%.

Kỳ vọng Fed nâng lãi suất mạnh tay trong tháng 3/2022 đã được thị trường tính đến 2 lần trông ngày 10/2, thứ nhất là khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2022 tăng cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia, và sau đó đến việc một chủ tịch khu vực của Fed nói rằng số liệu lạm phát mạnh sẽ hoàn toàn phù hợp để tính đến nâng lãi suất mạnh tay hơn.

Báo cáo công bố vào ngày 10/2 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước còn lạm phát lõi, vốn loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng tăng 6%. Giá của cả hai loại danh mục hàng hóa này hiện cao nhất trong 40 năm.

Trong những tháng vừa qua, các quan chức thuộc Fed đang theo dõi những dấu hiệu xem liệu tốc độ tăng giá hàng tháng có chững lại, tuy nhiên báo cáo ngày thứ Năm khó lòng khiến Fed có thể "ngồi yên".

Lạm phát leo thang có nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu hàng hóa tăng chóng mặt, tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng hóa và tình trạng thiếu nhiều hàng hóa cần thiết như sản phẩm bán dẫn; tuy nhiên, các công bố giá cả cho thấy chi phí trong ngành dịch vụ vẫn ở mức cao vào tháng đầu của năm.

Các chuyên gia phân tích nhận định Fed sẽ cần phải hành động rất nhanh trong năm nay để có thể rút đi chính sách kích cầu quy mô cực lớn từng được tung ra trong thời kỳ đại dịch COVID-19 nhằm ngăn lạm phát tăng cao.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức nghiên cứu SGH Macro Advisors, ông Tim Duy, khẳng định: “Fed rõ ràng đang không ứng phó kịp với đường cong lạm phát. Chẳng còn câu trả lời nào khác ở giai đoạn này cả”. Các quan chức sẽ có thêm một báo cáo lạm phát khác để cân đối về chính sách trước thềm cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 15-16/3/2022.

Từ khi chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi thông điệp về việc nâng lãi suất trong vài tháng gần đây, nhà đầu tư trái phiếu đã điều chỉnh kỳ vọng của họ. Lợi suất trái phiếu giờ đây phản ánh việc Fed sẽ nâng lãi suất mạnh tay, cụ thể tại các cuộc họp của Fed vào tháng 3, tháng 5 và tháng 6/2022.

Xem thêm

Chủ tịch EVS đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Chủ tịch EVS đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo ông Nguyễn Hải Châu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (Mã: EVS), đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu EVS theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...