Ferrero ngừng mua dầu cọ từ Malaysia do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng ép

Tập đoàn bánh kẹo Ferrero sẽ ngừng sử dụng dầu cọ từ Sime Darby của Malaysia vì các phát hiện liên quan tới lao động cưỡng ép.
Ferrero ngừng mua dầu cọ từ Malaysia do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng ép

Tập đoàn bánh kẹo khổng lồ của Ý Ferrero cho biết họ sẽ ngừng sử dụng dầu cọ từ nhà sản xuất Sime Darby Plantation sau khi cơ quan hải quan Mỹ phát hiện chủ đồn điền Malaysia sử dụng lao động cưỡng ép.

"Ferrero sẽ tuân thủ quyết định của Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ", Ferrero, công ty sử dụng dầu cọ trong sôcôla Ferrero Rocher và phết Nutella, nói với Reuters qua email. Họ cho biết họ đã yêu cầu các nhà cung cấp toàn cầu ngừng sử dụng dầu cọ và dầu hạt cọ từ Sime Darby. Ferrero không phải là khách hàng trực tiếp của công ty Malaysia. 

Mặc dù Ferrero mua tương đối ít dầu cọ từ Sime Darby so với nhiều thương hiệu khác nhưng động thái của nó - theo sau Hershey Co và General Mills Inc - là một đòn đánh mạnh hơn nữa đối với Sime Darby và Malaysia, quốc gia đang đối mặt với các cáo buộc lạm dụng lao động đối với công nhân nhập cư ở các ngành công nghiệp khác nhau.

Sime Darby nói với Reuters rằng họ đã thực hiện các bước đúng quy định trong vấn đề nhân quyền và tất cả các bên liên quan đều cam kết phát triển bền vững. Ferrero không phải là khách hàng trực tiếp, công ty nói thêm.

Sau một quyết định năm 2020 chỉ ra "các chỉ số lao động cưỡng ép” tại Sime Darby, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vào tháng Giêng cho biết họ có đủ bằng chứng cho thấy hàng hóa của công ty có thể bị tịch thu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…