F&N ghi nhận khoản lãi hơn 20.000 tỷ đồng nhờ Vinamilk

Nhờ việc hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư tại Vinamilk đã mang về cho F&N khoản lợi nhuận khác 1,26 tỷ đôla Singapore (SGD), tương đương 20.973 tỷ đồng.
F&N ghi nhận khoản lãi hơn 20.000 tỷ đồng nhờ Vinamilk

Theo BCTC hợp nhất của Fraser & Neave - tập đoàn đồ uống Singapore do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, khoản thu nhập bất thường từ đánh giá lại khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã khiến chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trong quý 3 của niên độ tài chính kết thúc ngày 31/10/2017 diễn tiến đối nghịch nhau.

Cụ thể, doanh thu bán hàng đạt hơn 483 triệu đôla Singapore (SGD), tương đương khoảng 8.051 tỷ đồng và giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sữa tiếp tục là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn với hơn 57%, tiếp đến là nước giải khát và in ấn.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn được cải thiện đáng kể, đạt hơn 78 triệu SGD (tương đương 1.303 tỷ đồng). Trong đó, thị trường Việt Nam chiếm đến 73%, gấp 3 lần năm ngoái và áp đảo hoàn toàn hai thị trường chủ lực là Thái Lan và Malaysia.

Đáng chú ý là lợi nhuận ròng trong kỳ báo cáo này đạt xấp xỉ 1,26 tỷ SGD (tương đương 20.973 tỷ đồng), tăng đột biến so với mức 38 triệu SGD của cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư tại Vinamilk mang về cho F&N khoản lợi nhuận gần 1,2 tỷ SGD (tương đương 20.060 tỷ đồng) nhờ khoản tiền cổ tức vào cuối tháng 5 và giá cổ phiếu VNM tăng mạnh lên mức 157.600 đồng một cổ phiếu tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Dự kiến trong quý cuối của niên độ tài chính 2017, F&N sẽ ghi nhận thêm 460 tỷ đồng từ việc Vinamilk tạm ứng cổ tức đợt một với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt.

Giải trình báo cáo tài chính cho thấy, việc hạch toán được thực hiện sau khi tập đoàn nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp dẫn đầu thị phần sữa Việt Nam lên 18,74%, thông qua hai tổ chức là F&N Dairy Investments và F&NBev Manufacturing.

Cuối năm 2016, thông qua hai tổ chức là F&N Dairy Investments và F&Nbev Manufacturing, F&N đã chi gần 500 triệu USD để mua thêm 5,4% vốn của Vinamilk.

Mức giá mua vào tại thời điểm đó cao hơn so với thị trường gần 7%. Hiện, F&N Dairy Investments là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk và là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau SCIC.

>> SCIC dự kiến thu gần 7.000 tỷ đồng đợt thoái tiếp 48,33 triệu cổ phiếu Vinamilk

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...