Không nới trần nợ công

Không nới thêm trần nợ công là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước tình hình nợ công có xu hướng tiến dần đến ngưỡng cuối cùng trong phạm vi cho phép. Quan điểm này đang vấp phả
Không nới trần nợ công

Không nới thêm trần nợ công là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước tình hình nợ công có xu hướng tiến dần đến ngưỡng cuối cùng trong phạm vi cho phép.

Quan điểm này đang vấp phải những ý kiến trái chiều vì không tăng nợ thì không có tiền để đầu tư. Tuy nhiên, khi số tiền đầu tư được co lại, chắc chắn những hạng mục đầu tư cũng sẽ được lựa chọn kỹ càng hơn, đồng thời hạn chế tối đa sự lãng phí, dàn trải trong đầu tư.Tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động không hiệu quả, đó là những mảng tối trong đầu tư công. Tiền vẫn phải đi vay để đầu tư nhưng nhiều khi số tiền này không mang lại lợi nhuận, thậm chí trở thành món nợ mới cho Chính phủ, thành gánh nặng cho người dân.Nợ công liên tiếp tăng trong giai đoạn 2011 - 2015. Từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP và đến thời điểm này đã lên mức gần 65% GDP. Nếu không khống chế trần nợ công để đầu tư một cách hiệu quả sẽ dẫn đến áp lực trả nợ lớn hơn rất nhiều.Ở nhiều quốc gia phát triển, tỷ lệ nợ công lên tới 100%, thậm chí 200%GDP. Cũng theo nhiều nhà phân tích, nợ bao nhiêu không quan trọng bằng việc dùng tiền đầu tư vào đâu cho hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất nhằm cân bằng giữa vay và trả nợ. Cần nhất đó là loại bỏ tư duy, biến đầu tư công trở thành nơi tiêu tiền ngân sách.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.