FTSE Russell giữ thị trường chứng khoán Việt Nam ở nhóm theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp

Chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường cận biên và được xem xét để có thể phân loại lại thành Thị trường mới nổi thứ cấp trong Đề án phân loại quốc gia của FTSE tại Đánh giá tạm thời tháng 3/2024…

FTSE Russell giữ thị trường chứng khoán Việt Nam ở nhóm theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp

Theo công bố thường niên mới đây của FTSE Rusell, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp.

Trước đó, Việt Nam đã được thêm vào danh sách từ tháng 9/2018. Nguyên nhân khiến Việt Nam chưa có biến chuyển mới là bởi đại dịch Covid-19 và do chưa đáp ứng được tiêu chí “Chu kỳ thanh toán (DvP)” - hiện được đánh giá ở mức “Hạn chế”.

Ngoài ra, FTSE Rusell cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện quy trình đăng ký tài khoản mới, cũng như đưa ra cơ chế hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch giữa các nhà đầu tư trong nước đối với những cổ phiếu đã hoặc sắp đạt đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Song FTSE Rusell cũng phải thừa nhận, mặc dù tiến độ cải cách thị trường theo kế hoạch vẫn còn chậm, nhưng các cấp chính quyền của chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết thúc đẩy quá trình nâng hạng. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đổi mới trong vấn đề cấp vốn trước (pre-funding).

Nâng hạng thị trường vốn là một quá trình tương đối dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực để tạo ra những thay đổi bên trong thị trường và cả khung pháp lý. Đây cũng là đích đến đã được Việt Nam đặt ra và sẽ rất cần sự nỗ lực chung từ nhiều phía, từ tất cả các thành viên tham gia thị trường.

Báo cáo của FTSR Rusell lưu ý, về phía cơ quan quản lý và các yếu tố pháp lý, Việt Nam cần có sự điều chỉnh hài hòa các luật liên quan tới đầu tư và giao dịch chứng khoán để có thể hỗ trợ được nhà đầu tư.

Trước đó, vào cuối năm 2021, việc chính thức ra mắt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là bước đầu giúp đồng nhất các yếu tố liên quan đến hệ thống giao dịch hay cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, một trong những điều kiện quan trọng nhất mà cả FTSE hay MSCI đều nhắc đến đối với hạn chế của Việt Nam chính là việc quy định phải có vốn trước giao dịch. Do vậy, việc giải quyết yếu tố này, hoặc ít nhất là thực hiện giao dịch ký quỹ cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên được được thực hiện sớm hơn so với việc nới sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, cả hai biện pháp trên cần được phối hợp cùng nhau để đưa lại hiệu quả tối đa của quá trình đón nhận dòng vốn từ nước ngoài. Để làm được điều này, việc vận hành hệ thống KRX là điều kiện cần và sự xuất hiện của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) là điều kiện đủ để các giao dịch được thực hiện và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán, trong trường hợp giao dịch không được thực hiện.

Đối với vấn đề về sở hữu nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP cho phép nới “room” (tăng mức tỷ lệ % sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100% đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hiện nay số lượng cổ phiếu chính thức nới room vẫn khá khiêm tốn, một phần do bị hạn chế bởi các quy định từ luật và do không nhận được sự đồng tình của cổ đông về việc nới “room”.

Một lựa chọn khác là đề xuất áp dụng NVDR (chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) tương tự như mô hình ở Thái Lan. Nhưng vì cơ cấu sở hữu doanh nghiệp có thể bị thay đổi, lãnh đạo doanh nghiệp cần được chuẩn bị kiến thức một cách đầy đủ và cẩn thận để có thể hiểu và áp dụng các thay đổi này một cách chủ động hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...