Các cụm công nghiệp này đang hỗ hỗ trợ khoảng 3.598 doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất tại các CCN.
Bên cạnh đó, Thành phố có 1 cụm công nghiệp đã đầu tư xong hạ tầng (CCN Văn Tự huyện Thường Tín); 9 CCN đang tổ chức triển khai gồm có CCN CN3 Sóc Sơn, CCN Đình Xuyên (huyện Gia Lâm); CCN Thiết Bình (huyện Đông Anh); CCN làng nghề Phú Túc, CCN làng nghề Đại Thắng và làng nghề Phú Yên (huyện Phú Xuyên), CCN Dị Nậu, CCN Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), CCN Cầu Bầu (huyện Ứng Hòa).
Thành phố cũng bổ sung mới 73 CCN (diện tích 1.150 ha), tiếp tục triển khai 16 CCN đang tồn tại từ nhiều năm (chưa triển khai đầu tư hoặc đang triển khai dở dang).
Trươc đó, năm 2018, Thành phố Hà Nội đã tổ chức kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng 68 CCN, tổng diện tích là 1.016,72 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng để hỗ trợ về mặt bằng sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trong cuộc tọa đàm "Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp" được tổ chức tại Hà Nội cuối năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đưa ra kiến nghị hỗ trợ cho các nhóm hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, bởi họ không chỉ là đang bị “vướng” về kiến thức quản trị kinh doanh cũng như thiếu thị trường và hàng loạt các kiến thức cơ bản khác như marketing, thuế cũng như pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, nếu chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhiều hộ kinh doanh còn gặp khó khăn về mặt bằng…
Được biết, để thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch phát triển CCN thành phố đến năm 2020, có xét đến năm 2030, trong đó, tổng số cụm quy hoạch đến năm 2020, có xét đến năm 2030 là 159 cụm với 3.204,31 ha, trong đó 69 CCN có tính chất đa ngành nghề; 90 CCN có tính chất làng nghề.