Gần 80 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trong quý 3/2024

HOSE mới công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Danh sách bổ sung lần này có duy nhất cổ phiếu NT2 của Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2...

Gần 80 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trong quý 3/2024

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa cập nhật danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin). Trong đó, HOSE bổ sung cổ phiếu NT2 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, do lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 là số âm.

Động thái trên diễn ra cùng với thời điểm cổ phiếu NT2 được thêm mới vào danh mục chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index.

Trong quý 2, Điện Nhơn Trạch 2 dù báo lãi sau thuế 122 tỷ đồng song vẫn không thể giúp lợi nhuận bán niên chuyển dương. Công ty vẫn lỗ 36 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 378 tỷ đồng.

Tại báo cáo soát xét bán niên vừa công bố, NT2 đạt doanh thu 2.448 tỷ đồng, giảm hơn 1.900 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, và lỗ sau thuế 36 tỷ đồng. Điểm tích cực là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty đã chuyển dương 34,6 tỷ đồng (bán niên 2023 âm 108,5 tỷ đồng).

Được biết, năm 2024, Điện Nhơn Trạch 2 đặt mục tiêu 6.340 tỷ đồng doanh thu và 68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn các mức 6.386 tỷ đồng và 473 tỷ đồng đạt được trong năm trước đó.

Trước đó không lâu, HOSE ra thông báo bổ sung cổ phiếu AAM của Thủy sản Mekong vào danh sách cắt margin do lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 là số âm.

Ngược lại, vào cuối tháng 7 vừa qua, HOSE đã đưa cổ phiếu TCI của Chứng khoán Thành Công và QNP của Cảng Quy Nhơn ra khỏi danh sách, do các đơn vị đã khắc phục tình trạng chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Như vậy, với việc thêm mới NT2, danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên HOSE hiện gồm 79 cổ phiếu (tính đến ngày 12/8), bao gồm 73 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ.

Các nguyên nhân bị HOSE cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

Điển hình như một số cái tên quen thuộc là CRE của Bất động sản Thế Kỷ, do thuộc diện cảnh báo; DXS của Đất Xanh Services, FCN của Fecon, FRT của FPT Retail, do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 là số âm;

HAG của Hoàng Anh Gia Lai do thuộc diện cảnh báo; HBC của Xây dựng Hoà Bình do thuộc diện kiểm soát; HVN của Vietnam Airlines do thuộc diện kiểm soát và hạn chế giao dịch; ITA của Tân Tạo do thuộc diện cảnh báo...

Về diễn biến thị trường chứng khoán, sau khi đạt đỉnh thanh khoản cũng như khả năng thu hút dòng tiền rẻ trong quý 2/2024, giá trị giao dịch đã giảm nhanh trong tháng 7 dưới áp lực bán ròng của khối ngoại, của cổ đông nội bộ, và áp lực phát hành. Số dư tiền mặt của nhà đầu tư giảm trong khi lượng margin tăng lên mức kỷ lục.

Đã có nhiều cảnh báo khi tỷ lệ margin cao và xu hướng thị trường không thuận lợi. Một lượng margin lớn có thể là khoản vay của chủ doanh nghiệp và cổ đông tài trợ cho hoạt động khác cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng khó khăn.

Lượng margin này sẽ tạo ra những hiệu ứng không thật sự tốt cho thị trường nếu thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp và các cá nhân này tiếp tục khó khăn, việc giải chấp lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực hơn lên thị trường chung so với giải chấp margin của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Công ty Chứng khoán ABS đã đưa ra 2 kịch bản cho VN-Index trong tháng 8.

Kịch bản 1, trường hợp tình hình thế giới "yên bình", nếu VN-Index giữ được mốc 1.166 sẽ hình thành cấu trúc đi ngang tích lũy.

Kịch bản 2, trường hợp ngược lại, kịch bản giá điều chỉnh xuống trong tháng 8 được ưu tiên. Nếu giá đóng cửa tuần không giữ được mốc 1.166 điểm, thị trường chung sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống. Các nhịp điều chỉnh có thể diễn ra với cường độ khá nhanh và mạnh. Khi đó, P/E 12 tháng gần nhất của thị trường dự kiến giảm về mức khá hấp dẫn 12,6x - 11,9x.

Do đó, trong tháng 8, các chuyên gia khuyến nghị quản trị rủi ro trung hạn được đặt lên hàng đầu. Việc giao dịch cổ phiếu trong các pha hồi phục kỹ thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Xem thêm

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 8/2024

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 8/2024

Trong tháng 8, quản trị rủi ro trung hạn được đặt lên hàng đầu. Việc giao dịch cổ phiếu trong các pha hồi phục kỹ thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đồng thời các nhịp giao dịch hồi phục trong pha điều chỉnh trung hạn, nhà đầu tư nên hạ thấp kỳ vọng lợi nhuận và tuân thủ cắt lỗ…

VN-Index đứt chuỗi hồi phục, thị trường đã tạo đáy?

VN-Index đứt chuỗi hồi phục, thị trường đã tạo đáy?

Thị trường rung lắc và bị bán ra khi chỉ số VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm bởi áp lực chính đến từ nhóm cổ phiếu trụ. Sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, đây đang là giai đoạn trũng thông tin. Do vậy, vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường sẽ tạo đáy trong ngắn hạn...

Có thể bạn quan tâm

Với diện tích ban công rộng hiếm có, chủ nhân tương lai của Hanoi Melody Residences có thể tự do thiết kế “chốn nghỉ dưỡng” nhỏ xinh cho gia đình

Căn hộ 3 phòng ngủ giữa nội đô mê mẩn khách mua nhà

Từ cái nhìn đầu tiên, căn hộ 3 phòng ngủ tại Hanoi Melody Residences đã mang đến cảm xúc mãnh liệt về một tổ ấm đầy ắp giá trị sống, từ sống khỏe, sống tiện nghi tới sống hòa hợp cùng thiên nhiên...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Chỉ số VN-Index khó thoát xu hướng giảm điểm

Chỉ số VN-Index khó thoát xu hướng giảm điểm

VN-Index khó có thể thoát khỏi quán tính giảm điểm và sẽ kiểm định lại đường MA200 (1.250 điểm). Vùng 1.265 - 1.270 điểm vẫn là kháng cự chủ đạo cho giai đoạn điều chỉnh hiện tại...