Gặp khó ở Trung Quốc, Apple chuyển sang tìm đối tác nội địa

Apple vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để đưa Apple Intelligence gia nhập thị trường Trung Quốc...

Gặp khó ở Trung Quốc, Apple chuyển sang tìm đối tác nội địa

Để đưa Apple Intelligence đến thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai của mình, Apple đã phải tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, những nỗ lực này vẫn chưa thành công.

Khi Apple công bố công nghệ mới dựa trên AI tại sự kiện WWDC vào tháng 6 vừa qua, ông lớn công nghệ nhấn mạnh rằng việc triển khai sẽ được thực hiện trong thời gian còn lại của năm 2024 và ban đầu sẽ chỉ khả dụng bằng tiếng Anh Mỹ.

Việc bản địa hóa sang các ngôn ngữ khác và tuân thủ các yêu cầu pháp lý của từng khu vực sẽ là một thử thách đối với Apple. Việc này có thể dẫn đến trì hoãn triển khai Apple Intelligence trên toàn cầu cho đến đầu năm 2025. Đặc biệt, Trung Quốc đã đưa là loạt rào cản pháp lý riêng biệt.

Nhà táo đang tìm kiếm một đối tác có trụ sở tại Trung Quốc để hỗ trợ quá trình này. Các đối tác tiềm năng được đề cập bao gồm công ty Baidu và tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group.

Hoạt động hợp tác này diễn ra nhằm tối ưu hóa chiến lược và đảm bảo Apple có thể vượt qua rào cản về pháp lý trong tiến trình mở rộng thị trường cho công nghệ mới của mình.

Nguyên nhân chính khiến Apple gặp khó khăn trong việc triển khai công nghệ mới là thị trường tỷ dân hạn chế những hoạt động liên quan đến dịch vụ AI và nước này yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu trên máy chủ địa phương do bên thứ ba quản lý.

Apple đã từng cố gắng để đạt được sự chấp thuận cho việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn từ OpenAI cho các sản phẩm như Siri, ChatGPT và Apple Intelligence.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã chỉ ra rằng, muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc thì Apple phải sử dụng các mô hình ngôn ngữ AI được chấp thuận từ các công ty Trung Quốc thay vì OpenAI.

Đã có nhiều tin đồn về một thỏa thuận giữa Apple và Baidu thành công. Thế nhưng, thông tin này đã bị phủ nhận và các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn đang trong quá trình tiếp tục.

1-329.png

Nhà táo còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường Trung Quốc do sự ưu ái mà chính phủ dành cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh nội địa.

Huawei và Xiaomi, hai trong số những công ty lớn nhất của Trung Quốc, đã tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản phẩm điện thoại thông minh của họ và đã có mặt trên thị trường từ khá lâu.

Kết quả là, Huawei và Xiaomi đã giành được sự ưa chuộng rất lớn từ người tiêu dùng Trung Quốc, và hiện đang đứng đầu trong danh sách các thương hiệu bán chạy nhất tại đất nước này.

Apple đang loay hoay “chạy nước rút” khi iPhone 16 sắp ra mắt vào mùa thu này và đặt nhiều kỳ vọng vào sự chấp thuận từ chính phủ Trung Quốc để tích hợp ít nhất một số tính năng của Apple Intelligence vào mẫu máy mới này.

Apple không phải là trường hợp đầu tiên gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc khi cố gắng triển khai công nghệ AI trong sản phẩm của mình. Samsung đã từng gặp trở ngại khi cho ra mắt dòng máy Galaxy S24 nhưng mô hình AI Gemini của Google không được phát hành ở Trung Quốc.

Để vượt qua thách thức này, Samsung đã hợp tác với hai công ty nội địa Trung là Baidu và Meitu để sản xuất Galaxy S24 tại thị trường lớn này. Điều này cho thấy sự “khó nhằn” khi gia nhập vào thị trường Trung Quốc của các gã khổng lồ công nghệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...