Các hãng smartphone Trung Quốc “phả hơi hầm hập vào gáy” Samsung, Apple

Các công ty điện thoại thông minh tại Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển công nghệ, đẩy mạnh chiến lược giá và tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu…

imager-1-341087-700-5068.jpg
Các hãng smartphone Trung Quốc không chịu thua kém Samsung và Apple

Trung Quốc nổi tiếng với sự lớn mạnh trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là sản xuất điện thoại thông minh. Nước này đang không ngừng tìm cách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường smartphone trên toàn thế giới.

Những ông lớn sản xuất smartphone tại Trung Quốc đang nỗ lực đối đầu trực tiếp với Apple và Samsung, hai gã khổng lồ thống trị phân khúc điện thoại thông minh trong nhiều thập kỷ.

CHIẾM LĨNH NHIỀU THỊ TRƯỜNG

Với việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ điện thoại thông minh, các công ty Trung Quốc đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong phân khúc giá rẻ mà còn trong mảng điện thoại cao cấp.

Trong số 12 cái tên ở danh sách các nhà cung cấp điện thoại hàng đầu thế giới năm 2024, có tới 8 hãng tới từ Trung Quốc. Sự thăng hoa của các thương hiệu điện thoại BBK hiện nay đã trở thành một hiện tượng không thể phủ nhận.

BBK Electronics, tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc, nằm giữ và sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như OPPO, RealMe, OnePlus và VIVO, đang có được vị thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên trên thị trường điện thoại di động.

Không chỉ BBK, Xiaomi, một thương hiệu nổi tiếng khác đến từ Trung Quốc cũng đang làm nên chuyện trên thị trường điện thoại thông minh. Với chiến lược giá cả hợp lý và sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, Xiaomi nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

11-511.png
Các hãng smartphone Trung Quốc đang thách thức Apple và Samsung

Một trong những chiến lược quan trọng mà các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng là tung ra các sản phẩm có tính năng cao cấp, thiết kế đẹp và công nghệ hiện đại nhằm thu hút người dùng.

Đồng thời, chính sách giá và hoạt động tiếp thị mạnh mẽ cũng được đẩy mạnh để tạo sự khác biệt so với những sản phẩm tới từ Apple và Samsung.

Trong những năm gần đây, các công ty như OnePlus, Huawei, Xiaomi, Vivo và Oppo đã sản xuất ra nhiều mẫu điện thoại chất lượng được người dùng “mến mộ”. Không chỉ vì điện thoại Trung Quốc rẻ hơn so với các hãng khác mà vì người dùng nhận được nhiều giá trị hơn với số tiền đã bỏ ra.

Hiện, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc có xu hướng tập trung chủ yếu vào thị trường nước nhà và các thị trường mới nổi, đặc biệt là Ấn Độ, Đông Nam Á và các nước đang phát triển như Mỹ Latinh và châu Phi. Việc này không phải ngẫu nhiên mà do nhiều lý do khác nhau.

Trước hết, thị trường nội địa Trung Quốc rất lớn và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đồng thời đây cũng là sân chơi cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại.

Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ và các nước đang phát triển dần trở thành điểm nóng của ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu. Với dân số khổng lồ và sự gia tăng đáng kể ở số người sử dụng điện thoại thông minh, các thị trường trên hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Mặc dù đang lớn mạnh từng ngày, nhưng có vẻ như các thương hiệu điện thoại Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn chinh phục được thị trường phương Tây. Thay vì mạnh mẽ xâm chiếm thị trường này, các hãng điện thoại xứ Trung nhúng chân vào một cách thận trọng.

Một vài lý do cho điều này bao gồm các vấn đề liên quan đến luật bảo vệ sáng chế và sự ưu ái của người tiêu dùng phương Tây đối với các thương hiệu địa phương hoặc từ các quốc gia khác.

Tại châu Âu, điện thoại Meizu và Oppo thường có thể được mua thông qua Amazon, trong khi các thiết bị Xiaomi thường có sẵn trên AliExpress và GearBest. Những hãng khác, bao gồm cả OnePlus, sử dụng cửa hàng trực tuyến của riêng họ.

Ngoài ra, tại thị trường Nga, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang dần lấp đầy khoảng trống sau khi hai thương hiệu Apple và Samsung rời đi. Đây là một "miếng mồi lớn" cho các ông lớn công nghệ xứ Trung.

THÀNH CÔNG XUẤT PHÁT TỪ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Apple, một trong những đại diện hàng đầu của ngành công nghiệp điện thoại thông minh, đã vấp phải những khó khăn về sự sụt giảm doanh số không thể ngờ tại thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Cùng chung cảnh ngộ với Apple, vị trí một trong những thương hiệu smartphone hàng đầu thế giới của Samsung cũng đang bị lung lay, khi tại Trung Quốc, nhà sản xuất Samsung chỉ đạt được mức thị phần rất nhỏ từ năm 2018 đến nay, vỏn vẹn 0,8%.

Ở thị trường nội địa Trung, người hưởng lợi lớn nhất từ ​​sự suy giảm của Apple và Samsung chính là Huawei. Với doanh số quý 1/2024 tăng gần 70%, Huawei đã chiếm được 15,5% thị phần. Sự trở lại này là nhờ sự thành công của dòng Mate 60 có khả năng 5G và danh tiếng thương hiệu lâu dài của hãng tại Trung Quốc.

Việc suy giảm này cũng khiến vị trí thương hiệu lớn nhất của Apple bị cả Vivo và Honor, công ty con của Huawei, vượt qua. Vivo chiếm 17,4% thị phần, trong khi Honor chiếm 16,1%, bỏ xa người anh Apple.

Nhiều chuyên gia cho rằng bí quyết thành công của các hãng điện thoại Trung Quốc bắt đầu từ thị trường nội địa. Hầu hết người dân tại nước này đều sử dụng smartphone để thanh toán, mua hàng hay hoạt động mạng xã hội.

Đối tượng dân cư có thu nhập trung bình tại xứ Trung thường nhạy cảm về giá và ngần ngại chi tiền cho những chiếc điện thoại quá đắt tiền. Lợi dụng điều này, rất nhiều hãng điện thoại nội địa Trung đã ra đời với giá cả phải chăng.

screenshot-1718879086-8185.png

Chiến lược về giá ở thị trường nội địa tiếp tục được các hãng smartphone phương Bắc triển khai ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển tại khu vực Ấn Độ, Đông Nam Á hay một số nước châu Phi, giá cả là một yếu tố thậm chí còn được cân nhắc hơn cả tính năng trên mẫu điện thoại.

Các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc rất thông minh khi tạo điều kiện cho những người có thu nhập trung bình có thể được trải nghiệm điện thoại thông minh mà không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn.

Vũ khí kinh doanh của Xiaomi là bán những chiếc điện thoại chất lượng với giá không quá cao so với giá sản xuất. Đã có thời điểm Xiaomi cho ra mắt những mẫu điện thoại chỉ với giá 2,4 triệu đồng.

Realme cũng theo bước chân của đàn anh, tại thị trường Ấn Độ và Indonesia, hãng điện thoại này kinh doanh những chiếc smartphone có giá khoảng từ 2,5 triệu đến 6,5 triệu đồng.

Hai gã khổng lồ Samsung và Apple cũng có những nỗ lực nhất định trong phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ để đụng độ với các hãng Trung Quốc. Các sản phẩm như Samsung Galaxy A Series và iPhone SE là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, sự thành công của hai dòng sản phẩm trên lại không được như mong đợi.

Thời gian gần đây, quan niệm về những chiếc điện thoại Trung Quốc rẻ tiền và kém công nghệ đã bị xóa bỏ, với sự xuất hiện của ưu thế công nghệ từ những chiếc điện thoại Huawei. Người dùng tại nhiều quốc gia cảm thấy bất ngờ với những chiếc smartphone mang thiết kế đẹp và hiệu suất “khủng”.

Gần nửa số nhân sự của Huawei làm trong lĩnh vực R&D, hãng công nghệ này đang có thể tự sản xuất chip cho điện thoại thông minh mà không hề kém cạnh hai ông lớn Apple và Samsung. Đó cũng chính là lý do Huawei vẫn đứng vững trên thị trường trước cơn bão cấm đoán từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

Dù có sự đụng độ mạnh mẽ trong cuộc chơi smartphone toàn cầu nhưng thị trường điện thoại thông minh vẫn luôn phát triển, không chỉ làm cho người tiêu dùng được hưởng lợi từ những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý mà còn thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến liên tục trong ngành công nghiệp di động.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…