"Ghế nóng" tại nhiều doanh nghiệp đổi chủ

Thời gian gần đây, loạt doanh nghiệp đã có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao, trong đó có những lãnh đạo có thời gian gắn bó trên chục năm đã nộp đơn xin từ nhiệm…

"Ghế nóng" tại nhiều doanh nghiệp đổi chủ

Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Đầu tư tài sản Koji (mã chứng khoán: KPF) vừa công bố thông tin nhận được đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Khánh Toàn với lý do cá nhân.

Theo đơn từ nhiệm, ông Toàn sẽ uỷ quyền cho ông Nguyễn Quang Huy, thành viên Hội đồng quản trị sẽ thay mặt để tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị, cho ý kiến và biểu quyết đối với các vấn đề có liên quan đến khi ông Toàn được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Được biết, “ghế nóng” của Koji đã liên tục biến động trong thời gian gần đây. Trong đó năm 2023, công ty đã thay tới 3 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 Tổng Giám đốc.

Trong khi đó, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (mã chứng khoán: AIC) thông báo bổ nhiệm ông Lê Tuấn Dũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 – 2028 từ ngày 23/5/2024. Đồng thời miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với bà Lê Thị Hà Thanh theo đơn từ nhiệm cá nhân.

Trước khi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Dũng được bầu làm Thành viên Hội đồng quản trị của Bảo hiểm Hàng không tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Theo giới thiệu, Ông Lê Tuấn Dũng sinh ngày 27/7/1974, tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh và Cử nhân bảo hiểm. Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Dũng từng giữ các vị trí cao cấp tại Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Vietinbank và Bảo hiểm BSH.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra vừa qua, cổ đông Công ty Cổ phần DNP Holding (mã chứng khoán: DNP) đã thống nhất việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị với ông Vũ Đình Độ, bà Phan Thuỳ Giang và ông Akhil Jain kể từ ngày 24/5 theo đơn đề nghị cá nhân.

Được biết, ông Độ gia nhập DNP Holding từ năm 2012 với vai trò Giám đốc điều hành và trở thành Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty từ năm 2014. Bên cạnh đó, ông Độ cũng đang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco (mã chứng khoán: HUT) từ tháng 4/2022.

Cùng với đó, DNP Holding cũng thông qua việc bầu ông Trần Đức Huy vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Ông Trần Đức Huy hiện cũng đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần CMC - đơn vị thành viên của DNP Holding.

dnp-holding-co-chu-tich-moi-dat-muc-tieu-doanh-so-gan-8-000-ty-dong-trong-nam-2024-2-5069.jpeg
Ông Trần Đức Huy, Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị DNP Holding

Cùng khoảng thời gian trên, Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã chứng khoán: TVB) thông báo nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị của bà Phạm Thanh Hoa, em gái ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Cùng với việc từ nhiệm, bà Hoa cũng giới thiệu ứng viên Thành viên Hội đồng quản trị mới là ông Nguyễn Đức Thanh. Ông Thanh hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt, là người có chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Đầu tháng 4 vừa qua, Chứng khoán Trí Việt cũng thông qua việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hằng đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, thay cho bà Phạm Thị Thanh Huyền đã có đơn từ nhiệm.

Trước khi được bổ nhiệm, bà Hằng là Thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt và Chứng khoán Trí Việt từ đầu năm 2023. Đồng thời, bà Hằng đang đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt.

k-8077.jpeg
Bà Nguyễn Thị Hằng, Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trí Việt

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã chứng khoán: TLH) cũng thông báo miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc công ty đối với bà Phạm Thị Hồng, đồng thời bầu bà Hồng giữ vị trí Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 – 2024.

Cùng với đó, Thép Tiến Lên cũng bổ nhiệm ông Lê Xuân Sắc giữ vị trí Thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhiệm kỳ 2020 – 2024. Tất cả quyết định bổ nhiệm trên đều có hiệu lực từ ngày 18/5/2024.

Tại Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans – mã chứng khoán: VIN), Hội đồng quản trị mới đây cho biết bà Lê Hoàng Như Uyên, Tổng Giám đốc công ty đã có đơn xin thôi việc từ ngày 17/6/2024.

Trong đơn xin nghỉ việc, bà Uyên nêu lý do: “Môi trường làm việc quá nhiều bất ổn, không còn phù hợp để tôi làm việc và cống hiến thêm sức lực cho công ty”.

Theo báo cáo quản trị năm 2023, bà Uyên còn là đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) nắm hơn 7,2 triệu cổ phần tại Vinatrans, tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 28,3%.

Đối với nhóm ngân hàng, mới đây Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank – mã chứng khoán: LPB) công bố nghị quyết về việc bầu ông Lê Minh Tâm giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo giới thiệu, ông Lê Minh Tâm sinh năm 1971, tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Đại học Ngân hàng TP.HCM, Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Học viện Công nghệ Massachusetts và Thạc sỹ chuyên ngành Luật tại Trường Luật Fletcher, Đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ông cũng trải qua khoá lớp đào tạo chuyên sâu về Quản trị ngân hàng ở Thụy Điển và Quản trị chiến lược các định chế tài chính ở Israel.

Trước đó, ông Tâm được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị LPBank từ ngày 23/4/2023.

Hay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB – mã chứng khoán: MBB) đã thông báo về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024 – 2029 để thông qua cơ cấu, số lượng và bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Dự kiến trong nhiệm kỳ mới, MB sẽ có 11 thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có 1 thành viên độc lập. Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 của ngân hàng sẽ có 5 thành viên, trong đó tất cả đều là thành viên chuyên trách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...