“Ghế nóng” Tập đoàn FLC tiếp tục biến động trước thềm Đại hội cổ đông bất thường

FLC dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường bất thường vào 8h ngày 15/10/2024, tại phòng họp tầng 5 tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội...

“Ghế nóng” Tập đoàn FLC tiếp tục biến động trước thềm Đại hội cổ đông bất thường

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) công bố thông tin ngày 30/9/2024, tập đoàn đã nhận được đơn từ nhiệm của bà Vũ Đặng Hải Yến về việc đề nghị thôi các chức vụ Phó Chủ tịch thường trực và Thành viên Hội đồng quản trị FLC.

Trong đơn xin từ nhiệm, bà Yến cho biết do có các kế hoạch, định hướng cá nhân khác nên xin thôi giữ các chức vụ tại FLC để không ảnh hưởng tới định hướng, mục tiêu hoạt động và quan điểm điều hành của hội đồng quản trị.

vu-dang-hai-yen-1888-1657873098.jpeg
Bà Vũ Đặng Hải Yến xin thôi giữ các chức vụ tại Tập đoàn FLC

Được biết, bà Vũ Đặng Hải Yến đã từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khi gia nhập FLC, bao gồm: Trợ lý Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Pháp chế, và Phó Tổng Giám đốc kiêm người công bố thông tin của tập đoàn từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2018.

Đến tháng 6/2019, bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc FLC. Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, bà đã xin thôi giữ vị trí này.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 4/3/2023, bà Yến tiếp tục được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị, chức vụ bà hiện đang đảm nhiệm.

Ngoài ra, bà còn từng là thành viên Hội đồng quản trị của hai doanh nghiệp có liên quan đến FLC, đó là Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD.

Cùng thời điểm, FLC cũng thông báo nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của ông Ngô Đặng Hoàng Anh vì lý do cá nhân.

Trước đó, bà Trần Thị Hương đã xin thôi giữ các chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực và người phụ trách quản trị công ty kể từ ngày 22/8.

r1.jpeg
Bà Trần Thị Hương (áo trắng) xin thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực và Người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC từ ngày 22/8/2024

Bà Trần Thị Hương theo giới thiệu là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Northumbria, Anh và Cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC từ ngày 22/12/2022, bà Hương từng nắm giữ vị trí quản lý cấp cao tại nhiều doanh nghiệp như Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes; Giám đốc Nhân sự Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng Ban Nhân sự Tập đoàn FLC…

Đến ngày 16/9 vừa qua, FLC cũng tiến hành miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Nguyễn Thế Chung từ ngày 18/9/2024 do ông Chung có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngay sau khi được Hội đồng quản trị thông qua đơn từ nhiệm của ông Chung kể từ ngày 18/9, FLC đã tiến hành bổ nhiệm ông Vũ Đình Cảnh (sinh năm 1976) đảm nhận chức Kế toán trưởng từ ngày 18/9.

Động thái từ nhiệm của nhiều lãnh đạo cấp cao FLC diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2.

Theo đó, FLC dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường bất thường vào 8h ngày 15/10/2024, tại phòng họp tầng 5 tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh việc lấy ý kiến miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 lần 1 của FLC tổ chức ngày 20/2 đã thông qua việc bổ nhiệm nhân sự, thông tin về quá trình tái cơ cấu. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm chức Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm, đồng thời bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh thay các vị trí này.

Đại hội đồng cổ đông FLC cũng miễn nhiệm 2 thành viên Ban kiểm soát là ông Nguyễn Tri Thống và ông Nguyễn Quang Thái, đồng thời bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Vân Anh và bà Nguyễn Thu Hiền thay các vị trí này.

Hiện, FLC vẫn chưa chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 do công ty và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán tại Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.

Điều này dẫn đến các Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, 2023 cùng Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên các năm 2022, 2023, 2024 và các quý ở những năm này vẫn chưa thể phát hành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù có thể cần một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vào cuối năm 2024 và 2025 sẽ hỗ trợ thị trường quay lại đà tăng trưởng...

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ