FLC triệu tập họp đại hội cổ đông bất thường lần 2 bàn chuyện nhân sự cấp cao

Nội dung cuộc họp này nhằm miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông...

FLC triệu tập họp đại hội cổ đông bất thường lần 2 bàn chuyện nhân sự cấp cao

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị ngày 20/8 về việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 trong năm nay.

Theo nghị quyết, ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự họp là 10/9. Thời gian và địa điểm họp cụ thể chưa được công bố, FLC cho biết sẽ thông báo sau.

Nội dung cuộc họp này nhằm miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Như vậy, nếu triệu tập thành công thì FLC họp Đại hội đồng cổ đông bất thường tới 2 lần trong một năm nhưng suốt giai đoạn 3 năm qua chưa thể họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Cuộc họp bất thường lần 1 sau nhiều lần triệu tập cuối cùng có sự tham dự của 103 cổ đông, chiếm hơn 33,7% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Động thái của FLC diễn ra không lâu sau khi Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra phán quyết đối Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch FLC và 49 đồng phạm trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài trách nhiệm hình sự phải thi hành mức án 21 năm tù, Hội đồng xét xử cũng buộc ông Quyết phải bồi thường hàng nghìn tỷ đồng.

Thông tin từ báo cáo quản trị công ty của FLC cho thấy, nửa đầu năm nay tiếp tục là giai đoạn bận rộn với công tác nhân sự cấp cao. Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên ban hành hồi tháng 2 thông qua việc miễn nhiệm 4 nhân sự, bao gồm: miễn nhiệm ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Thái Sâm khỏi chức vụ thành viên Hội đồng quản trị kể từ 20/2; miễn nhiệm ông Nguyễn Tri Thống, ông Nguyễn Quang Thái khỏi chức vụ thành viên Ban kiểm soát từ 20/2.

Đồng thời, nghị quyết có nội dung bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng, ông Ngô Đặng Hoàng Anh vào chức vụ thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2026; bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Vân Anh, bà Nguyễn Thu Hiền vào chức vụ thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, đến nay, Hội đồng quản trị FLC có 5 thành viên gồm ông Lê Bá Nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị khác là bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Trần Thị Hương, ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

Hội đồng quản trị công ty trong suốt 6 tháng chỉ ban hành 16 nghị quyết với một số nội dung như chấp thuận đề nghị thôi chức Phó Tổng giám đốc của ông Trần Thế Anh, đề cử ứng viên bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, thay đổi người đại diện tại một số công ty FLC góp vốn…

Báo cáo trong kỳ họp hồi tháng 2, lãnh đạo FLC cho biết tổng giá trị tài sản công ty ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng, giảm khoảng 42% so với thời điểm cuối quý 2/2022 là 36.216 tỷ (hiện doanh nghiệp mới công bố báo cáo tài chính tới quý 3/2022).

Sau quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ, định biên nhân sự điều chỉnh giảm 60% nhân sự cơ hữu, cân bằng tổ chức bộ máy và ổn định thu nhập cho hơn 3.500 cán bộ nhân viên, tổng lương thưởng 2023 đạt hơn 300 tỷ đồng. Tập đoàn này đã tiến hành sáp nhập 50% phòng ban, thành lập mới Ban kinh doanh và chiến lược, Phòng công nghệ thông tin.

Xem thêm

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận khi danh sách bị cáo bao gồm từ những cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho đến các “doanh nhân ảo” bị cáo buộc tham gia vào hành vi góp vốn khống tại công ty FLC Faros…

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế gần 240 tỷ đồng

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế gần 240 tỷ đồng

Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết và nhiều lãnh đạo cấp cao của FLC bị vướng vào vòng lao lý, Tập đoàn FLC liên tục nhận được các quyết định truy thu và cưỡng chế thuế từ các cơ quan thuế địa phương do tình trạng nợ thuế…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...