Phó Tổng Giám đốc FLC từ chức trước thềm Đại hội cổ đông bất thường

Động thái trên của bà Hương diễn ra ngay trước thềm Tập đoàn FLC chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra sau khi chốt danh sách cổ đông tham dự vào ngày 12/9/2024...

Phó Tổng Giám đốc FLC từ chức trước thềm Đại hội cổ đông bất thường

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố nghị quyết về việc thôi giữ các chức vụ của bà Trần Thị Hương tại tập đoàn. Theo đó, Hội đồng quản trị FLC chấp thuận đề nghị xin thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực và Người phụ trách quản trị công ty của bà Hương kể từ ngày 22/8/2024.

Đối với đơn xin thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của bà Hương, FLC sẽ tiến hành các thủ tục trình Đại hội đồng cổ đông tại kỳ họp gần nhất.

Bà Trần Thị Hương theo giới thiệu là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Northumbria, Anh và Cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC từ ngày 22/12/2022, bà Hương từng nắm giữ vị trí quản lý cấp cao tại nhiều doanh nghiệp như Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes; Giám đốc Nhân sự Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng Ban Nhân sự Tập đoàn FLC…

r1.jpeg
Bà Trần Thị Hương (áo trắng) xin thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực và Người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC từ ngày 22/8/2024

Song song với đó, Hội đồng quản trị FLC cũng thông qua nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc giữ chức vụ Người phụ trách quản trị công ty kể từ ngày 22/8/2024.

Động thái trên của bà Hương diễn ra ngay trước thềm Tập đoàn FLC chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2.

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự họp là 12/9. Thời gian và địa điểm họp cụ thể chưa được công bố, FLC cho biết sẽ thông báo sau.

Nội dung cuộc họp nhằm miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Thông tin từ báo cáo quản trị công ty của FLC cho thấy, nửa đầu năm nay đã chứng kiến nhiều thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. Cụ thể, nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên ban hành hồi tháng 2 thông qua việc miễn nhiệm 4 nhân sự, bao gồm: miễn nhiệm ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Thái Sâm khỏi chức vụ thành viên Hội đồng quản trị kể từ 20/2; miễn nhiệm ông Nguyễn Tri Thống, ông Nguyễn Quang Thái khỏi chức vụ thành viên Ban kiểm soát từ 20/2.

Đồng thời, nghị quyết có nội dung bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng, ông Ngô Đặng Hoàng Anh vào chức vụ thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2026; bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Vân Anh, bà Nguyễn Thu Hiền vào chức vụ thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, đến nay, Hội đồng quản trị FLC có 5 thành viên gồm ông Lê Bá Nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị khác là bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Trần Thị Hương, ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 diễn ra cuối tháng 2 vừa qua, đại diện FLC cho biết trong năm 2024, tập đoàn vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.

Đại hội đồng cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh bất động sản với doanh thu 1.187 tỷ đồng. Đối với mảng du lịch nghỉ dưỡng, tập đoàn kỳ vọng đạt doanh thu 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ để duy trì bộ máy cũng như thực hiện các cam kết với các bên liên quan khác như cơ quan nhà nước, khách hàng, ngân hàng.

FLC không công bố báo cáo tài chính từ quý 4/2022 đến nay, vì vậy tình hình tài chính của công ty không được tiết lộ. Theo thông tin từ doanh nghiệp, tổng giá trị tài sản hiện hữu của FLC đạt hơn 21.000 tỷ đồng.

Đồng thời, FLC cũng đặt mục tiêu sẽ sớm kiểm toán được báo cáo tài chính để có thể trở lại giao dịch trên UPCoM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường, đồng thời nên ưu tiên các cổ phiếu có diễn biến ổn định và thu hút dòng tiền trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro...