FLC chốt họp đại hội cổ đông bất thường lần 2 để bàn chuyện nhân sự

Nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh việc lấy ý kiến miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bất thường...

 FLC chốt họp đại hội cổ đông bất thường lần 2 để bàn chuyện nhân sự

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa có công bố thông tin về việc thông qua thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.

Theo đó, FLC dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường bất thường vào 8h ngày 15/10/2024, tại phòng họp tầng 5 tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.

Nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh việc lấy ý kiến miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Trong một diễn biến khác, FLC cũng đã công bố nghị quyết về việc nhận được đơn xin từ nhiệm các chức vụ của bà Trần Thị Hương, Phó Tổng Giám đốc thường trực và người phụ trách quản trị.

Trong đơn từ nhiệm, bà Hương cho biết nguyện vọng này xuất phát sau khi được Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty trao đổi về định hướng hoạt động quản trị, đầu tư và kinh doanh trong thời gian tới. Đơn từ nhiệm được bà viết ngày 21/8 và đề nghị chấm dứt các chức danh Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc thường trực và người phụ trách quản trị trong thời gian sớm nhất.

Sau đó, Tập đoàn FLC đồng ý cho bà Hương thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc thường trực và người phụ trách quản trị từ ngày 22/8.

Bà Hương được bầu làm Phó Tổng Giám đốc thường trực từ 2/3/2023, thành viên Hội đồng quản trị từ 4/3/2023 và người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC từ 16/5/2023. Ngược lại, ông Lê Tiến Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc FLC được bổ nhiệm giữ chức người phụ trách quản trị công ty, thay cho bà Hương.

Đến ngày 16/9 vừa qua, FLC tiến hành miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Nguyễn Thế Chung từ ngày 18/9/2024 do ông Chung có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngay sau khi được Hội đồng quản trị thông qua đơn từ nhiệm của ông Chung kể từ ngày 18/9, FLC đã tiến hành bổ nhiệm ông Vũ Đình Cảnh (sinh năm 1976) đảm nhận chức Kế toán trưởng từ ngày 18/9.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 lần 1 của FLC tổ chức ngày 20/2 đã thông qua việc bổ nhiệm nhân sự, thông tin về quá trình tái cơ cấu. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm chức Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm, đồng thời bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh thay các vị trí này.

Đại hội đồng cổ đông FLC cũng miễn nhiệm 2 thành viên Ban kiểm soát là ông Nguyễn Tri Thống và ông Nguyễn Quang Thái, đồng thời bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Vân Anh và bà Nguyễn Thu Hiền thay các vị trí này.

Hiện, FLC vẫn chưa chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 do công ty và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán tại Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.

Điều này dẫn đến các Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, 2023 cùng Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên các năm 2022, 2023, 2024 và các quý ở những năm này vẫn chưa thể phát hành.

Thời gian gần đây, FLC liên tiếp công bố các quyết định cưỡng chế thuế do nợ thuế quá hạn từ các địa phương với giá trị hàng trăm tỷ đồng mỗi tỉnh và quy mô cưỡng chế trên nghìn tỷ suốt nhiều tháng qua.

Xem thêm

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...