Giá đất ven đô đang ảo?

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “ấm” trở lại sau khi làn sóng Covid-19 thứ 2 trong nước tạm lắng xuống. Tuy nhiên, diễn biến này dường như đang tạo điều kiện cho hiện tượng đầu cơ, đẩy giá tại các quận, huyện ven đô quay trở lại.
Giá đất ven đô đang ảo?

Thời gian gần đây, do nguồn cung tại các phâ khúc nhà chung cư, nhà riêng để bán... đang xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung khiến giá đất nền tại các dự án có biến động tăng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, chính vì sự khan hiếm, các nhà đầu tư đã tìm đến những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông… tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%.

“Giá đất ở các khu vực chuẩn bị lên quận, có chủ đầu tư uy tín có sự tăng đột biến, đây là một trong các vấn đề mà chúng tôi cho rằng cần xem xét”, ông Đính lo ngại.

Ông Đính nhấn mạnh thêm, tại những khu vực không có dự án đầu tư nào, không có sự tham gia của các chủ đầu tư chính nào mà chỉ có hoạt động của nhà đầu cơ giá đất cũng “nhảy múa”, đây là hiện tượng không tốt của thị trường.

Thị trường xuất hiện nghịch lý, giá đất trong một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng /m2.

Đơn cử như gần đây các khu vực quanh Hoà Lạc công bố thông tin quy hoạch thành phố vệ tinh, ngay lập tức các làng, xã quanh khu vực này được đẩy giá. Đất vườn, ruộng được giao dịch, điển hình ở Cổ Đông – Sơn Tây đầu tháng mấy trăm nghìn/m2, cuối tháng 2 triệu đồng/m2.

Nhiều địa phương đang lợi dụng việc này, chẳng hạn như đấu giá đất ở huyện Hoài Đức, Thạch Thất... hạ tầng chưa đồng bộ, xung quanh chỉ có đường Quốc lộ 32 và đường Láng - Hoà Lạc nhưng giá cũng được đẩy lên rất cao.

Vị Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, việc này đã làm "chùn bước"  của các nhà phát triển bất động sản tham gia thị trường. Bởi lẽ, giá đất quá cao khiến việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui, sau khi vừa mới đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này.

Trường hợp này giống huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cách đây 2 năm, huyện phải ra văn bản dừng mọi giao dịch, mặc dù không đúng với quy định nhưng đang "nóng" phải về đúng giá trị thì doanh nghiệp mới vào được.

“Các địa phương muốn được đầu tư bài bản và mời gọi được các nhà phát triển BĐS vào tham gia, địa phương đó phải duy trì mức giá thực. Đất chỉ tăng giá khi có sự đầu tư thực sự lúc đó mới đúng quy luật của thị trường”, ông Đính khẳng định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…