Giá nào cho cổ phiếu tăng trưởng và câu chuyện Vietjet

Benjamin Graham, bậc thầy chứng khoán về đầu tư giá trị đã từng nói "Đầu tư không phải là việc thắng những người khác trong trò chơi của họ, mà là việc kiểm soát mình trong chính trò chơi của mình".
Giá nào cho cổ phiếu tăng trưởng và câu chuyện Vietjet

Điều này ám chỉ mỗi nhà đầu tư cần phải có lựa chọn riêng của riêng mình trong cách đầu tư để tránh hùa theo đám đông.

Nhiều người cho rằng, cổ phiếu thị giá thấp là định giá công ty đang rẻ. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi nếu không phân tích kỹ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, rất có thể bạn sẽ phải ôm về "một mớ giấy lộn" không hơn không kém. Thiên tài đầu tư Warran Buffett đã từng nói: "Nếu bạn không sẵn sàng để sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm thì đừng nghĩ đến việc sẽ được sở hữu nó trong vòng 10 phút. Hãy lập một danh mục đầu tư gồm các công ty có tổng thu nhập tăng qua các năm và đó cũng là giá trị thị trường của danh mục đầu tư này".

Cả Warran Buffett và Benjamin Graham đều là những nhà đầu tư theo trường phái giá trị và mục tiêu của họ là săn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng dài hạn ở một mức giá hợp lý.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều nhà đầu tư có thể thấy một vài trường hợp tăng giá không ngừng nghỉ như VNM giai đoạn 2007-2015 hay hiện tại là cổ phiếu MWG của Thế giới di động. MWG và VNM đều được thị trường định giá ở mức PE trên 20 lần và được các quỹ đầu tư mua rất mạnh khi nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Trong ngành hàng không, cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet hiện đang gây chú ý khi bắt đầu đà tăng giá kể từ đầu tháng 9 tới nay, khi đủ cổ phiếu được HOSE công bố đủ điều kiện cấp Margin sau 6 tháng niêm yết. Sau khi VJC chia thưởng cổ phiếu 40%, tại ngày giao dịch không hưởng quyền (22/9) VJC tăng trần lên 104.700 đồng/cp, giá trị vốn hoá thị trường lên hơn 47.200 tỷ đồng tương đương 2 tỷ USD. Như vậy, VJC hiện đang đứng thứ 14 trong số các doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thị trường. PE của VJC tại mức giá này trên 19 lần, tuy nhiên vẫn thấp nhất trong trong các ông lớn hàng không khi ACV là gần 30 lần, VNA là 27,3 lần.

Một thực tế là giá trị vốn hoá của các hãng hàng không chi phí thấp đang vượt trên các hãng hàng không truyền thống. Nếu theo dõi các cổ phiếu hàng không chi phí thấp trên thế giới, Indigo của Ấn Độ có câu chuyện doanh nghiệp khá giống với Vietjet khi là hãng hàng không giá rẻ tư nhân những đã vượt qua hãng hàng không quốc gia Ấn độ để chiếm thị phần nội địa trên 40% với khoảng 120 tầu bay. Cổ phiếu của Indigo đang giao dịch với PE 26,6, với giá trị vốn hoá 6,9 tỷ USD, Spring Air của Trung Quốc quy mô 73 máy bay hiện đang giao dịch ở mức PE 38 lần, vốn hoá thị trường gần 4,5 tỷ USD, cổ phiếu các hãng hàng không như Jeju Air của Hàn Quốc, Thai AA, easyJet của Anh đều giao dịch ở mức PE trên 20 lần.

Một báo cáo của VinaCapital đã chỉ ra rằng, tăng trưởng số lượng khách du lịch của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 là 17,2% nằm trong số các quốc gia có lượng khách du lịch cao nhất trong khu vực và Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA) đánh giá rằng Việt Nam là nước thứ ba trong số các nước tăng trưởng khách du lịch cao nhất trên toàn thế giới, được kỳ vọng sẽ đạt con số 150 triệu khách du lịch vào năm 2035 so với mức 52 triệu lượt ở thời điểm hiện tại. Trong xu hướng tăng trưởng mạnh về du lịch, giao thông và phát triển hạ tầng hàng không, ngành hàng không được đánh giá đang nằm trong giai đoạn phát triển tích cực nhất từ trước đến nay và Vietjet hiện là doanh nghiệp đang dẫn đầu xu thế.

Năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 10 triệu lượt, tăng 26% cùng kỳ năm trước, và lượt khách di chuyển bằng hàng không nội địa là 60 triệu lượt. Đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 17-20 triệu lượt khách du lịch và lượng di chuyển hàng không nội địa là 82 triệu lượt. Mức tăng trưởng thần tốc của ngành hàng không cùng với sự mở rộng hạ tầng các cảng hàng không giúp các công ty như Vietjet hay Vietnam Airlines mở rộng miếng bánh cung cấp dịch vụ.

Theo báo cáo của MBS, chính sách giá rẻ của VJC đã tạo ra nhu cầu mới cho ngành hàng không, tạo ra một thị trường khách hàng mới giúp VJC có thể tránh cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong nước. Tính chung cho giai đoạn 2012-2016, mỗi năm có khoảng 70% lượng khách hàng mới lựa chọn VJC.

Tăng trưởng doanh thu của VJC được hỗ trợ bởi kế hoạch tăng trưởng đội tàu bay lên 78 chiếc vào năm 2019. Điều này tạo điều kiện cho VJC mở rộng các tuyến bay trong nước và quốc tế và thúc đẩy doanh thu từ mảng vận tải hành khách.

Trong báo cáo của CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI, mạng lưới bay quốc tế của Vietjet sẽ tăng thêm 14 đường bay mới, nâng số đường bay quốc tế đạt con số 37 đường bay vào năm 2017 (vượt kế hoạch đặt ra trước đó là năm 2018 mới đạt được 36 đường bay quốc tế).

MBS đánh giá khả quan về kết quả kinh doanh của VJC trong năm 2017 và dự phóng VJC có thể đạt mức doanh thu 38.446 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.695 tỷ đồng, vượt 8,8% so với kế hoạch và ghi nhận mức tăng trưởng 48,1% so với lợi nhuận sau thuế năm 2016. Đạt được kết quả này giúp VJC đạt mức thu nhập trên cổ phần (EPS) năm 2017 dự kiến là 11.464 đồng/cp.

Trong khi đó, SSI dự phóng VJC có thể đạt doanh thu hơn 42.018 tỷ đồng trong năm 2017, tăng trưởng 49% năm trước và lợi nhuận ròng đạt gần 3.400 tỷ, tăng 36% năm trước. Đến năm 2019, SSI dự phóng doanh thu của VJC đạt gần 57.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng ước đạt 4.950 tỷ đồng.

Với tốc độ tăng trưởng được kỳ vọng vẫn sẽ duy trì trong các năm tới, VJC được nhìn nhận một "Vinamilk trong ngành hàng không" khi giá cổ phiếu này mặc dù đã tăng tới 66,78% kể từ khi niêm yết nhưng sau một thời gian giá cổ phiếu đi ngang thì nay nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng về một giai đoạn tăng trưởng mới của cổ phiếu này cả về giá và khối lượng giao dịch.

Theo Khổng Chiêm/ NDH

>> Cổ phiếu Vietjet được margin sau 6 tháng niêm yết

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...