Giảm lãi suất cho vay chưa "đỡ" được cho doanh nghiệp

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay doanh nghiệp đang phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay của ngân hàng nên chi phí vốn rất lớn, phải giảm ít nhất 1% lãi suất mới hỗ trợ được doanh nghiệp.
Giảm lãi suất cho vay chưa "đỡ" được cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngắn hạn tại các lĩnh vực ưu tiên từ ngày 19/11. Theo đó, trần lãi suất tiền gửi sẽ giảm trong khoảng 0,2-0,5 điểm phần trăm; trần lãi suất cho vay giảm 0,5 điểm phần trăm so với trước đó.

Thực tế trên thị trường cho thấy các ngân hàng thương mại đã có động thái điều chỉnh lãi suất cả trước và sau công bố chính thức của NHNN.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc giảm lãi suất cho vay là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, lãi suất cho vay hiện chỉ giảm cho những doanh nghiệp thuộc nhóm ưu tiên, với đòi hỏi về tiêu chuẩn và điều kiện khá chặt chẽ. Mức giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay mà các cơ quan chức năng mong muốn, để hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn chưa diễn ra trên diện rộng.

Đưa ra quan điểm cá nhân, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mức độ giảm 0,5% không có tác động lớn đến doanh nghiệp. Bởi hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang ở mức khá cao 9-11%/năm trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp đang phụ thuộc khá nhiều vào vay nợ ngân hàng, dẫn đến chi phí vốn cao.

Do đó, việc giảm lãi suất không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Nếu muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì ít nhất phải giảm 1%.

Trong khi đó, việc các doanh nghiệp có tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng hay không lại là chuyện khác.

Theo một vị giám đốc ngân hàng,nếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo thì việc tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng không phải là chuyện dễ trong khi phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Thậm chí, một số doanh nghiệp còn cho biết, vay vốn đang chặt chẽ và khó hơn vì nhiều ngân hàng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng nhưng không xin nới thêm room, mà đẩy mạnh mảng bán lẻ để tăng lợi nhuận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

Ngành bảo hiểm phi nhân thọ khép lại quý đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng nhẹ, chỉ một vài doanh nghiệp nổi bật với mức tăng hai chữ số, trong bối cảnh toàn ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh thị phần gay gắt, chi phí tái bảo hiểm leo thang và rủi ro thiên tai ngày càng lớn…

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tư nhân đã vượt mặt nhóm Big4 về mức độ "chịu chi" cho nhân sự. TPBank tạo bất ngờ khi vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng, với chi phí bình quân cho mỗi nhân viên hơn 53 triệu đồng/người/tháng…

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

"Vô giá" – Tôi đoán đó là câu trả lời phổ biến của hầu hết những ai được hỏi. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ Deepfake, AI hoặc điện toán lượng tử, bạn có biết danh tính của mình dễ bị tổn thương như thế nào trong thế giới hiện đại này không?...