Fed cắt giảm lãi suất, chứng khoán châu Á lạc quan

Chứng khoán châu Á và Hoa Kỳ đã tăng vào sáng thứ Năm (31/10) sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất như dự kiến nhằm giữ cho nền kinh tế tiếp tục mở rộng.
Fed cắt giảm lãi suất, chứng khoán châu Á lạc quan

Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa quyết định tiếp tục cắt giảm lãi suất bổ sung, hạ lãi suất chính sách xuống còn 1,50% - 1,75% nhưng đã loại bỏ một số tham chiếu trước đó trong tuyên bố “hành động phù hợp” để duy trì sự mở rộng của kinh tế.

Trong cuộc họp báo của mình, ông Powell đã liệt kê một số lí do tại sao ông cảm thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, chẳng hạn như việc chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh mẽ, doanh số bất động sản được và giá tài sản được củng cố. 

Sự lạc quan rằng Washington và Bắc Kinh sẽ sớm kí một thoả thuận sơ bộ kêu gọi đình chiến trong cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng cũng là một yếu tố đằng sau quyết định của Fed, báo hiệu rằng những kế hoạch cắt giảm lãi suất thấp hơn đang bị trì hoãn, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán thương mại đối với chính sách tiền tệ toàn cầu.

Chỉ số của MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 0,2%. Nikkei Nhật Bản tăng 0,41% nhưng chứng khoán Úc lại giảm đi 0,24%.

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng 0,07% vào thứ Năm tại châu Á sau khi S&P 500 tăng 0,33%, đóng cửa ở mức kỷ lục vào cuối ngày thứ Tư (30/10).

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Fed quyết định hạ lãi suất sau hơn 10 năm

Fed quyết định hạ lãi suất sau hơn 10 năm

Sau cuộc họp kéo dài trong hai ngày 30-31/7, Fed đã quyết định hạ lãi suất vay đồng USD. Đây là lần hạ lãi suất đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…