Giao dịch chứng khoán phiên sáng 17/2: Nhóm ngân hàng, thép trở lại, VN-Index chỉ tăng 1,87 điểm

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,87 điểm (0,13%) đạt 1.493,97 điểm, HNX-Index giảm 0,54 điểm (0,13%) còn 428,58 điểm, UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (0,24%) lên 112,07 điểm.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 17/2: Nhóm ngân hàng, thép trở lại, VN-Index chỉ tăng 1,87 điểm

Phần lớn các cổ phiếu đang có khối lượng giao dịch cao nhất thị trường đều thuộc nhóm này, với mức tăng khá mạnh đang xuất hiện tại ROS, CII, BCG, NBB…

Bên cạnh đó, nhóm bluechip dù không quá ấn tượng, nhưng cũng đa số nhích lên đã góp thêm phần hỗ trợ VN-Index, giúp chỉ số dần tiến lên gần ngưỡng 1.500 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Tuy nhiên, cũng giống như hôm qua, việc dòng tiền lớn chưa trở lại khiến ngưỡng 1.500 điểm đang trở thành ngưỡng cản mạnh của chỉ số. Ngay khi chạm ngưỡng này, lực bán gia tăng đã đẩy VN-Index đi xuống theo chiều thẳng đứng và chỉ có may mắn khi thời gian phiên sáng đã hết giúp chỉ số có được sắc xanh nhạt.

Đáng chú ý khác tại một số cổ phiếu như: DAH, PTC, VRC, YEG, VNG, khi đều tăng kịch trần, với khối lượng khớp lệnh tương đối cao, trong đó, YEG có thông tin mới về việc DFJ VinaCapital Venture Investment Ltd, cổ đông lớn đăng ký bán toàn bộ hơn 3,04 triệu cổ phiếu YEG sở hữu, tỷ lệ 9,74% từ ngày 22/2 đến 23/3 theo phương thức thỏa thuận.

Nhìn chung, giao dịch đang tương đối thận trọng do hôm nay là phiên đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 2/2022, trong bối cảnh VN-Index đã giảm 3/4 phiên gần đây với diễn biến thanh khoản ở mức thấp có thể khiến thị trường biến động mạnh, nhất là ở thời điểm cuối phiên.

Thị trường chạm tới 1.500 điểm đầy khó nhọc, và thêm một lần cho thấy ngưỡng cản này quá mạnh, khi ngay lập tức áp lực bán đã gia tăng khiến bảng điện tử phân hóa, đẩy VN-Index lùi nhanh khi kết phiên với thanh khoản suy yếu.

Biến động VN-Index trong phiên giao dịch sáng ngày 17/2/2022.
Biến động VN-Index trong phiên giao dịch sáng ngày 17/2/2022.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 210 mã tăng và 214 mã giảm, VN-Index tăng 1,87 điểm (+0,13%), lên 1.493,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 370,7 triệu đơn vị, giá trị 11.129,5 tỷ đồng, giảm 10% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,5 triệu đơn vị, giá trị 632,7 tỷ đồng.

Giao dịch ở nhóm bluechip khá nhàm chán, dù có đến 19 mã tăng trong rổ VN30, nhưng đa số chỉ nhích nhẹ dưới 1%, ngoài một vài mã bật lên như POW +2,7% lên 18.700 đồng, PLX +1,4% lên 59.800 đồng, PDR +1,1% lên 91.200 đồng.

Nhóm ngân hàng lớn đa số tăng, nhưng biên độ không cao, với ACB, CTG, STB, TCB, VCB, BID, MBB, HDB nhích từ 0,3% đến 0,7%.

Ở chiều ngược lại, cũng không mã nào giảm sâu, với NVL và VIC mất điểm lớn nhất cũng chỉ -1%. Các sắc đỏ khác tại VHM, VRE, MWG, VNM, GAS, VPB, SSI…

Bên cạnh đó, thanh khoản cũng giảm mạnh, trừ POW ngoại lệ khi khớp hơn 26 triệu đơn vị. Phần còn lại, , HPG khớp hơn 6,29 triệu đơn vị, nhóm ngân hàng với CTG, VPB, TCB, MBB, STB khớp từ 3,3 triệu đến 7,6 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là các mã bất động sản, xây dựng sau khi có phiên hôm qua bùng nổ đã chững lại và phân hóa.

Theo đó, FLC, ROS, CII, SCR, LDG, BCG, NBB nhích lên, với ROS tăng tốt nhất +3,3% lên 8.240 đồng, BCG +3,2% lên 24.200 đồng, CII +2,4% lên 29.900 đồng, khớp từ 3 triệu đến 16,8 triệu đơn vị.

Trái lại, HQC, GEX, ITA, HBC, KBC, TCH, DXG, DLG, LCG, VCG, KDC, NLG chìm trong sắc đỏ, nhưng các mã này cũng chỉ giảm nhẹ trên dưới 1%, khớp từ 1,67 triệu đến 6,47 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu đáng chú ý hơn như tại DAH, PET, PTC, VRC, HAX, YEG, VNG, khi đều tăng kịch trần.

Cùng với đó một số cổ phiếu ở nhóm logistics với HAH +5,8% lên 76.700 đồng, VSC +3,7% lên 42.200 đồng, GIL +3,4% lên 79.500 đồng, TCL +3,4% lên 42.900 đồng, GMD +2,8% lên 50.800 đồng, VOS +2,5% lên 18.350 đồng…

Cặp đôi đang được thị trường chú ý gần đây là HAG-HNG có diễn biến trái chiều, trong khi HAG -0,9% xuống 11.000 đồng thì HNG +1,5% lên 9.280 đồng, khớp lần lượt 9,2 triệu và 5,6 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có nhịp tăng đáng kể ngay khi mở cửa, nhưng cũng đã nhanh chóng thoái lui về gần tham chiếu và giằng co bởi áp lực phân hóa gia tăng.

Hàng loạt cổ phiếu về dưới sắc đỏ như CEO, PVS, SHS, TNG, IDJ, APS, KLF, ART, TVC, HUT, EVS, AAV…đây đều là những cổ phiếu top thanh khoản cao nhất sàn, dù đa phần đều chỉ giảm nhẹ.

Đáng chú ý là cổ phiếu DVG của CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt, khi có thời điểm giảm sàn, và -5,6% xuống 13.500 đồng thời điểm kết phiên, khớp 0,95 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, không nhiều cổ phiếu còn tăng như MBG, NDN, HTP, DL1, CTC, IDC, trong đó, NDN +3% lên 17.000 đồng, MBG +3,8% lên 13.800 đồng và điểm sáng OCH khi tăng kịch trần +10% lên 12.100 đồng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 86 mã tăng và 106 mã giảm, HNX-Index giảm 0,54 điểm (-0,13%), xuống 428,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 39,3 triệu đơn vị, giá trị 1.146,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,5 triệu đơn vị, giá trị 74 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên và bật lên sau đó, nhưng cũng hạ nhiệt về cuối phiên do lực bán quay trở lại.

Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao phân hóa, với VHG, PAS, BSR, C4G, NED, VTD, VAB tăng điểm, trong khi VGT, DDV, SBS LMH lùi về dưới tham chiếu, còn OIL, ABB, G36, QTP, CDO đứng giá.

Phiên này, VHG, BSR, PAS thanh khoản cao nhất với khối lượng khớp lệnh từ 4,3 triệu đến hơn 5,88 triệu đơn vị, trong đó, VHG +3,4% lên 9.200 đồng, PAS +5% lên 22.900 đồng, còn BSR nhích nhẹ 0,4% lên 26.300 đồng.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,27 điểm (+0,24%), lên 112,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,6 triệu đơn vị, giá trị 681,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,31 triệu đơn vị, giá trị 6,58 tỷ đồng.

Xem thêm

Việt Nam chính thức "dỡ biên" hàng không quốc tế

Việt Nam chính thức "dỡ biên" hàng không quốc tế

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát hành điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng bay, người khai thác máy bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...