Nhật Bản, Singapore dự kiến sớm nới lỏng các biện pháp hạn chế biên giới, nhập cảnh không kiểm dịch

Nhật Bản và Singapore mới đây đã thông báo về việc sẽ dần nới lỏng các quy định chặt chẽ về nhập cảnh trong thời gian tới, nhằm chào đón học sinh, người lao động và du khách trở lại.
Nhật Bản, Singapore dự kiến sớm nới lỏng các biện pháp hạn chế biên giới, nhập cảnh không kiểm dịch

Khoảng 150.000 sinh viên nước ngoài đã không thể đến Nhật Bản, bên cạnh lực lượng lao động quốc tế đang rất cần thiết tại quốc gia đang già đi về mặt dân số, dấy lên tình trạng thiếu lao động trầm trọng và tổn hại đến uy tín quốc tế của Nhật Bản.

Nhật Bản đã từng nới lỏng các quy tắc biên giới trong một thời gian ngắn vào cuối năm 2021 nhưng đã ngay lập tức thắt chặt chúng lại một lần nữa chỉ vài tuần sau đó khi biến thể Omicron xuất hiện. 

Và mới đây, chính phủ nước này đã công bố sẽ nâng số người được phép nhập cảnh vào Nhật Bản lên 5.000 người mỗi ngày, từ con số 3.500 người hiện tại, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh đó, thời gian cách ly bắt buộc sẽ được rút ngắn lại từ 1 tuần xuống còn 3 ngày trong một số trường hợp nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ đại dịch từ nơi họ đến và liệu họ đã được tiêm chủng đẩy đủ 3 mũi hay chưa (bao gồm cả mũi tăng cường). Các báo cáo truyền thông cho biết các biện pháp mới sẽ có hiệu lực theo từng giai đoạn kể từ tháng 3.

Khác với Nhật Bản, Singapore dự định sẽ cho phép du khách đã tiêm chủng từ tất cả các quốc gia bỏ qua bước kiểm dịch khi đến nước này, khi làn sóng omicron dần suy giảm, các nhà chức trách cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung cho biết các quy tắc nghiêm ngặt về đi lại là để ngăn ngừa dịch bệnh từ nước ngoài, nhưng những trường hợp đó chỉ chiếm 1% các trường hợp hàng ngày và “không còn ảnh hưởng nghiêm trọng” đến tình hình Covid-19 ở Singapore. “Trọng tâm trong tương lai sẽ là liệu du khách đến Singapore có bị ốm nặng và tạo gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hay không”, Bộ trường Ong nói. “Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn chưa thể thực hiện ngay bây giờ, mà là sau khi làn sóng omicron đạt đỉnh và bắt đầu giảm dần.”

Các nhà chức trách không ấn định ngày chính sách mới có hiệu lực, nhưng Gan Kim Yong, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, nói rằng làn sóng omicron có thể sớm đạt đỉnh trong vài tuần nữa. 

Singapore đã báo cáo kỷ lục 19.420 trường hợp Covid-19 mới vào 15/2. Những trong 28 ngày qua, 99,7% các trường hợp được báo cáo đều chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Khoảng 90% dân số Singapore đã tiêm hai mũi theo chương trình tiêm chủng quốc gia và 64% dân số đã được tiêm liều tăng cường.

Xem thêm

EU dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với nhiều quốc gia

EU dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với nhiều quốc gia

Ngày 18/6, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nới lỏng dần các hạn chế nhập cảnh đối với du khách đến từ Mỹ cùng một số quốc gia và khu vực khác trong bối cảnh tình hình dịch tễ học ở đó đang được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...