Giới đầu tư tiền ảo toàn cầu đã “mất” 600 tỷ USD trong năm nay

Cuộc bán tháo trên thị trường tiền ảo năm 2018 đã đạt đến một độ sâu mới vào ngày thứ Tư, khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) "dội gáo nước lạnh" vào hy vọng của giới đầu tư tiền ảo về sự ra
Giới đầu tư tiền ảo toàn cầu đã “mất” 600 tỷ USD trong năm nay

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ trang Coinmarketcap.com cho biết tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền ảo toàn cầu hiện chỉ còn khoảng 230 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. So với thời kỳ đỉnh cao của cơn sốt tiền ảo vào tháng 1, giá trị vốn hóa của thị trường tiền ảo đến nay đã "bốc hơi" 600 tỷ USD, nhiều gấp đôi giá trị vốn hóa thị trường của hãng thẻ Visa.

Trong tuyên bố mới nhất, SEC hoãn ra quyết định về việc có hay không cho phép thành lập quỹ ETF Bitcoin. Sự trì hoãn này là một đòn giáng vào các nhà đầu cơ giá lên tiền kỹ thuật số - những người cho rằng một "cái gật đầu" của SEC sẽ giúp Bitcoin duy trì được đợt hồi phục hồi vào tháng 7.

Những người ủng hộ Bitcoin đang tiếp tục bấu víu vào niềm tin rằng tiền ảo sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn và điều này sẽ hỗ trợ giá tiền ảo. Tuy nhiên, cơ quan chức năng và nhiều nhà đầu tư tổ chức vẫn giữ quan điểm hoài nghi trong bối cảnh có nhiều nỗi lo về an ninh tiền ảo và hành vi thao túng thị trường.

Vào lúc hơn 8h tối ngày thứ Tư theo giờ Việt Nam, giá Bitcoin theo dữ liệu trên trang Coinmarketcap.com giảm hơn 8,2%, còn 6.529 USD. Năm nay, giá đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã giảm 55%, theo Bloomberg.

Cùng thời điểm trên, giá đồng tiền ảo lớn thứ nhì là Ethereum giảm hơn 10%, đồng lớn thứ ba là Ripple sụt hơn 14%. Trong top 100 đồng tiền ảo lớn nhất theo xếp hạng của Coinmarketcap.com, có 98 đồng trong trạng thái giảm giá vào thời điểm trên.

SEC nói rằng sẽ đợi đến ngày 30/9 mới ra quyết định "phê chuẩn hay không phê chuẩn, hoặc đưa ra quy trình để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn" thành lập một quỹ ETF Bitcoin bởi hai công ty VanEck Associates Corp. and SolidX Partners Inc..

Tháng trước, SEC đã bác bỏ đề xuất thành lập một quỹ tương tự của cặp anh em sinh đôi Tyler và Cameron Winklevoss, hai nhân vật "có số má" trong giới tiền ảo.

Một số ý kiến cho rằng đề xuất lập quỹ ETF Bitcoin của VanEck có khả năng được thông qua cao hơn do đưa ra mức giá tối thiểu cao - một yếu tố có thể hạn chế các nhà đầu tư cá nhân.

Các tin tức liên quan đến tiền ảo tuần này không phải tin nào cũng xấu. Nguồn thạo tin nói với Bloomberg rằng ngân hàng Goldman Sachs đang cân nhắc kế hoạch cung cấp dịch vụ trông giữ tài sản cho các quỹ tiền ảo.

Tuy nhiên, một báo cáo của Goldman Sachs cũng dự báo rằng "Bitcoin sẽ không bao giờ trở lại".

"Chúng tôi dự báo giá tiền ảo sẽ giảm sâu hơn trong tương lai, vì tiền ảo không hề đảm nhiệm được bất kỳ vai trò truyền thống nào của một đồng tiền: không phải là phương tiện thanh toán, không phải là thước đo giá trị, cũng không phải là phương tiện lưu trữ giá trị", báo cáo có đoạn viết.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...